Ở đời, có 3 thứ càng tranh càng rước họa vào thân
Ở đời, ai cũng có những việc và mơ ước muốn hoàn thành và theo đuổi. Trong quá trình truy cầu những thứ ấy, có người sẽ lựa chọn thuận theo đạo lý tự nhiên, cũng có người sẽ chọn đi trên con đường tắt để có được chúng.
Nếu lựa chọn bước trên con đường tắt thì dẫu có giành được thành tựu đi chăng nữa, những thứ ấy cũng chẳng thể tồn tại lâu dài. Còn người sống thuận theo tự nhiên thì dẫu chỉ giành được chút thành tựu nhỏ bé, nhưng chắc chắn chúng sẽ thuộc về ta và tồn tại mãi mãi.
Đối với một người mà nói, có 3 thứ không nên tranh đấu: Không tranh danh tiếng với bậc quân tử, không tranh lợi ích với kẻ tiểu nhân, không tranh đấu với Đạo Trời.
Không tranh danh tiếng với bậc quân tử
Người xưa có câu: “Người tính không bằng Trời tính”, vậy ông Trời tính tính toán cái gì? Thực ra ông Trời sẽ tính đạo đức của mỗi người.
Đức, là tấm “bùa hộ mệnh” của mỗi người, đạo đức tốt đẹp là tấm lá chắn đi theo bảo vệ chúng ta cả đời, đồng thời nó cũng giúp những người có số phận bấp bênh chuyển nguy thành an.
Bởi vậy, mỗi người chúng ta dù bất cứ lúc nào cũng đều phải suy xét thật kỹ những hành động của bản thân, xem xem việc làm của chúng ta đã phù hợp với đạo lý ở đời, hợp với Đạo Trời hay chưa. Nếu hợp với Đạo thì phúc báo không cần cầu cũng sẽ tự đến với ta.
Còn một khi làm trái với đạo lý ở đời, có thể hậu quả chưa xuất hiện ngay nhưng không sớm thì muộn cũng sẽ phải trả giá.
Đối với những người thích tranh giành danh tiếng với bậc quân tử cũng vậy, tranh giành không bao giờ mang lại niềm vui mà chỉ làm hao tổn thêm phúc báo của bản thân, thậm chí ra sức tranh giành, có khi còn nhận về tay không và cả những tổn thất không lường trước được. Đã là bậc quân tử, danh tiếng của họ là điều không cần bàn cãi.
Họ là người trọng danh dự, trọng chữ tín, là người đáng để kết giao, để học hỏi. Thay vì tranh đấu gianh tiếng, hãy dành cho họ sự kính nể thì hơn.
Vận mệnh của con người một phần có thể được định trước nhưng còn vài phần có thể tự mình thay đổi, sự thay đổi này phụ thuộc vào đạo đức, suy nghĩ và hành động của chúng ta.
Ví dụ như chúng ta có thể siêng năng làm việc thiện, lặng lẽ âm thầm tích nhiều phúc đức, điều này cũng góp phần đáng kể vào việc thay đổi cuộc đời của chính mình.
Đây chính là cái phúc mà chúng ta có thể tự mình tạo ra, thứ người khác có muốn lấy cũng không lấy được.
Với những gia đình siêng năng làm việc thiện, sau này họ nhất định sẽ nhận được dư đầy phúc báo truyền lại cho con cháu.
Không tranh giành lợi ích với kẻ tiểu nhân
Con người nếu phạm điều xấu, không hành xử theo Đạo lý, đi ngược với đạo lý, ắt sẽ phải hứng chịu hậu quả khôn lường. Bởi quy luật của đất Trời và vũ trụ luôn vượt xa sự “khôn khéo”, vặt vãng của con người.
Có lẽ cũng bởi vậy mà người xưa luôn một lòng kính sợ trời đất, tín Phật, tín Thần. Nhưng ngày nay, rất nhiều người lại đi theo thuyết vô thần. Họ trở nên lớn mật, to gan, không sợ trời đất. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới này sẽ trở nên thật đáng sợ.
Người xưa nói: “Quân tử dụ vu nghĩa, tiểu nhân dụ vu lợi”. Ý tứ là, người quân tử hiểu rõ đâu là nghĩa, còn kẻ tiểu nhân nhìn rất rõ lợi ích.
Trong mắt kẻ tiểu nhân, lợi ích quan trọng hơn hết thảy, vì để đạt được lợi ích cá nhân, họ có thể dùng bất cứ thủ đoạn nào, thậm chí ngoài mặt thì tỏ ra là bạn bè tốt, nhưng sau lưng lại ngáng chân gài bẫy. Với những người như vậy, bạn có nên đấu lợi với họ không?
Vì vậy, chúng ta không nên vì lợi ích mà phát sinh xung đột với loại người này. Trong xã hội ngày nay, quân tử thì ít mà tiểu nhân thì nhiều, cho nên đắc tội với kẻ tiểu nhân là điều không đáng làm.
Trong mỗi sự việc, người quân tử thường quan tâm đến đâu là đúng đâu là sai, còn kẻ tiểu nhân thì nhìn rõ đâu là cái lợi cho bản thân mình. Kẻ tiểu nhân chỉ biết lo cho bản thân, chỉ cần đạt được lợi ích họ sẵn sàng làm hại người khác, cho nên chớ có đấu lợi với họ.
Không tranh (đấu) sự khôn ngoan với trời đất
Có một vị luật sư nọ cứ hễ gặp những vụ tranh chấp liên quan đến tranh giành lợi ích liền sẽ chạy đến giúp người ta thưa kiện. Như vậy đối phương vừa có thể nhận được tiền bồi thường, mà bản thân anh ta cũng thu được lợi ích từ vụ kiện đó.
Nhưng tiền bạc anh ta tranh thủ kiếm chác được không những không giữ lại được, mà còn mắc phải một khoản nợ lớn.
Vì sao lại như vậy? Khi con người ta xảy ra tranh chấp, là người tử tế, đáng ra phải đứng ra giúp họ hóa giải ác nghiệp với nhau. Nhưng người đàn ông này chỉ nhìn thấy được tiền bạc khi can thiệp vào những vụ tranh chấp này.
Mặc dù cuối cùng có thể giúp đối phương đòi được một khoản bồi thường hợp lý nhưng đồng thời, bản thân anh ta cũng rước theo những tai họa không cần thiết về mình.
Người đời vẫn nói: “Khôn ngoan không lại với Trời” là như vậy.
Trước đây ai cũng hiểu đạo lý này, nhưng trong thế giới ngày nay, người có thể lĩnh hội được đạo lý này càng ngày càng ít.
Kết quả là con người thường đua nhau tranh giành lợi ích, dồn hết tâm trí, lợi dụng mọi thủ đoạn để đoạt lấy, nhưng đến cùng họ vẫn không thoát khỏi quy luật của trời đất, của vũ trụ.
Bởi vậy, một người tu Đạo nên biết để tránh kiếm chác, tranh giành những lợi ích đó và tranh chấp lợi ích với người khác.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường người Trung Quốc từng nói: Người không tranh giành, người trong thiên hạ sẽ không tranh giành với anh ta!
Người hiếu thắng giỏi tranh giành chưa chắc đã thắng, ngược lại, người biết cách lùi một bước chưa chắc đã thua.
Chỉ cần một người có phúc báo, ắt sẽ có được hết thảy những thứ khác.
Những gì đã là của chúng ta, thuộc về chúng ta, mãi mãi sẽ không bao giờ mất, còn nếu như đã không phải của chúng ta, giành nữa, giành mãi cũng không có được.
Nguồn: Secretchina
Lan Hòa biên tập