Sách cổ dạy người bách bệnh tiêu tan
Sức khỏe là một tài sản quý giá nhất của con người. Người xưa cho rằng: “Có sức khỏe là có tất cả.” Tiền mất chúng ta có thể kiếm lại nhưng sức khỏe mà mất thì dù ta có thông minh, có tài giỏi đến mấy thì cũng không làm được gì.
Đằng sau ánh hào quang kia là những vất vả, gian truân, thách thức mà con người đều có thể vượt qua. Nhưng bệnh tật thì không, khi đã mắc bệnh thì không còn là việc mà ta nỗ lực có thể vượt qua.
Người xưa đúc kết 3 nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh tật của con người và những gợi ý thường nhắc nhở bản thân chú ý đến sức khỏe của bản thân.
Khí gây ra mọi bệnh tật và khiến tất cả các cơ quan nội tạng đều bị tổn thương
Giận dữ là điều thường thấy trong cuộc sống. Nhưng nếu để tức giận như một thói quen thì không tốt. Việc bạn tức giận với gia đình hay bạn bè sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ mà bạn có, và quan trọng hơn là sức khỏe của bạn.
Khi tức giận, tư duy của não phá vỡ các hoạt động thường ngày, thường thực hiện các hành vi liều lĩnh hoặc thái quá. Các hành vi bất thường tạo thành kích thích xấu đến trung tâm não. Khí và máu dồn lên trên. Kết quả xấu nhất sẽ dẫn đến xuất huyết não.
Sau khi tức giận thường khó ngủ yên, ngay cả khi đang ngủ cũng dễ gặp ác mộng. Thân thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến việc điều tiết sắc tố da, những người có nước da xấu là do không kiềm chế được cảm xúc nên rất dễ nóng giận. Khi cáu giận một lượng máu lớn dồn lên mặt, lương oxy trong máu ít hơn và sinh ra nhiều độc tố. Các chất độc có thể kích thích các nang lông, gây ra các vết bẩn và viêm da. Đặc biệt, thường xuyên giận dỗi sẽ khiến khuôn mặt bạn trở nên hốc hác, mắt thâm quầng và xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn.
Khi một người tức giận, lưu lượng máu trong tim tăng gấp đôi so với bình thường, một lượng lớn máu dồn về tim, tim cần phải làm việc nhiều hơn dẫn đến tim đập nhanh hơn, và hiển nhiên bạn sẽ cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp và tức ngực. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim
Giận dữ và tổn thương phổi. Điều này là do khi con người bị xúc động mạnh, nhịp thở của họ sẽ trở nên gấp gáp, các phế nang sẽ tiếp tục mở rộng và không có thời gian để co bóp, cảm giác không thở được và phổi bị đau, có thể gây ngược, chướng bụng, thở khò khè và ho.
Khi một người rơi vào trạng thái tức giận và trầm cảm, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá gan sẽ lớn hơn bình thường. Theo quan điểm của y học cổ truyền, gan chi phối quá trình bài tiết và vui vẻ, cởi mở, trong khi tức giận có thể làm cho gan khí kém, gan và túi mật bất hòa, đau tức vùng sườn và vùng gan, gây tổn thương cho gan. Nó có thể khiến gan kém khí, dễ đau gan. Nhiều phụ nữ bị suy nhược gan, khí và huyết ứ, vú nổi cục hoặc kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt giảm, máu đỏ sẫm, thậm chí là vô kinh hoặc mãn kinh sớm.
Nóng giận và làm tổn thương thận và giảm khả năng miễn dịch: Người hay nóng giận có thể làm cho thận khí bị ứ trệ, dễ gây ra chứng tiểu không tự chủ.
Khi tức giận, não bộ sẽ ra lệnh cho cơ thể sản xuất cortisol, chất này được chuyển hóa từ cholesterol, chất này sẽ cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch và giảm sức đề kháng. Và khi con người tức giận, điều kiện suy nghĩ bình thường bị ảnh hưởng, nếu ở trong trạng thái này lâu sẽ gây ra một số bệnh tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.
Nếu suy nghĩ nhiều thì khí sẽ bị ứ trệ, đó là khối u lâu ngày hoặc là ung thư, những cái gọi là bướu cổ, u nang gan, polyp ruột, u xơ tử cung, u mỡ chỉ là những nút thắt khí khác nhau. Nó chỉ là sản phẩm của tạng phủ, tuy tên gọi khác nhau, nhưng tinh chất của khí làm ngưng tụ lại đờm và huyết của nó, khiến cho huyết ngưng tụ lại không tán đi là như nhau.
Lạm dụng cảm xúc
Tức giận làm tổn thương cơ thể, trên thực tế, bất kỳ điều gì một người làm, kể cả cảm xúc, không thể quá mãnh liệt. Nếu nó quá mạnh, nó được gọi là “lạm dụng quá mức”. Cơ thể con người cũng giống như một cỗ máy, chỉ cần sử dụng mà không chú ý bảo dưỡng sẽ rất dễ hỏng hóc. Các cơ quan nội tạng của cơ thể con người có một phạm vi chịu đựng, nếu tiêu thụ quá mức sẽ sinh ra bệnh tật.
Bảy cảm xúc đề cập đến: hạnh phúc, tức giận, lo lắng, suy nghĩ, buồn bã, sợ hãi và sốc. Nếu tình cảm quá kích động, không luyện chế sẽ dẫn đến ngũ tạng nội tạng mất cân bằng.
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mọi người cần điều chỉnh trang phục, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp. Giữ nhiệt độ hài hoà cho cơ thể, lạnh, nóng, ẩm… là nguyên nhân chính dẫn đến cơ thể phát sinh bệnh lý.
Ăn uống vô độ ở đây không chỉ đơn giản là ăn uống thất thường và ăn quá no. Nó cũng bao gồm quá chua, ngọt, cay, mặn và các hương vị khác, sẽ kích thích ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Lâu dài sẽ không tốt cho cơ thể.
Lối sống hiện đại quá nhanh, văn hóa ăn nhanh, nhịp sống gấp gáp, con người luôn trong tình trạng thấu chi, lạm dụng thể chất, thể lực. Hậu quả là không ít người bị bệnh vì làm việc quá sức.
Tu dưỡng đạo đức
Sách Hoàng Đế Nội Kinh có viết rằng: “Trạng thái giữ gìn sức khỏe cao nhất chính là tu dưỡng đạo đức, nếu đạo đức được hoàn thiện thì sẽ không gặp nguy hiểm, nếu đạo đức không hoàn thiện thì thân thể sẽ dễ dàng nguy hiểm khắp nơi.”
Trên thực tế, đạo đức không chỉ là một khái niệm tinh thần tự kiềm chế, mà còn có thể được phản ánh trong sức khỏe thể chất của con người. Mọi người luôn cho rằng đạo đức chỉ là tiêu chuẩn tu dưỡng của một người. Nó cũng là một khái niệm khoa học nghiêm ngặt về sức khỏe.
Giảm bớt ham muốn là cách tốt nhất để trau dồi đức hạnh. Những người trường thọ không bệnh tật đều sống giản dị và nhân hậu. Phần lớn trong cuộc đời họ không bị vật chất lừa dối, ép buộc nên hình tướng hòa hợp với thần, họ sống lâu trăm tuổi.
Đạo đức được cải thiện từng ngày, phúc đức bền lâu chính là điển tích lớn về giữ gìn sức khỏe.
Nguồn: Soundofhope
Từ Thanh