Thật dễ dàng để trách phạt một ai đó, nhưng thật khó để cho họ một con đường lui
Trong một bữa tiệc cưới, một người đàn ông trung niên nhận ra giáo viên tiểu học của mình, vì vậy anh bước tới và chào cô giáo một cách kính trọng: “Cô giáo, xin chào! Cô còn nhận ra em không ạ?”
Cô giáo: “Thật xin lỗi, tôi thực sự không thể nhớ!”
Người học trò: “Thưa cô, có có thể suy nghĩ lại một lần nữa được không ạ! Em là sinh viên đã lấy trộm đồng hồ trong lớp học ạ.”
Cô giáo nhìn học sinh trước mặt và lắc đầu: “Tôi thật sự không thể nhận ra bạn.”
Người học trò: “Lúc đó, cô yêu cầu cả lớp đứng dậy, úp mặt vào tường, che mắt bằng khăn tay rồi cô tìm từng túi của chúng em. Khi cô tìm chiếc đồng hồ trong túi của em, em đã nghĩ rằng chắc chắn mình sẽ nhận được sự trừng phạt và lên án của các bạn trong lớp. Họ sẽ coi thường và xa lánh em, rồi sự xấu hổ và vết nhơ đó sẽ không thể xóa nhòa trong cuộc đời em.”
Nhưng không như em tưởng tượng, sau khi cô trả lại đồng hồ cho chủ nhân, cô bảo chúng em ngồi xuống và tiết học vẫn diễn ra bình thường.
Cho đến tận ngày em tốt nghiệp và rời khỏi trường, hành vi trộm cắp đồng hồ chưa bao giờ được đề cập đến hay truyền ra ngoài.
Thưa cô, bây giờ cô đã nhớ ra em chưa ạ!
Cô giáo nói với một nụ cười hiền hậu: “Cô làm thế nào có thể nhận ra em? Để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bạn trong lớp, để không ảnh hưởng đến ấn tượng của tôi về các em học sinh, tôi cũng bịt mắt để tìm kiếm đồng hồ.”
Người học trò nghe xong liền cảm động, anh chủ động ôm cô giáo trong im lặng.
Đó không chỉ là lòng trắc ẩn và trí tuệ, mà còn là cảnh giới, không xét đến lỗi lầm của người khác sẵn sàng cho họ cơ hội để sửa sai, để họ tiếp tục hướng về tương lai. Thật dễ dàng để trách phạt một ai đó, nhưng thật khó để cho họ một con đường lui.
Phương pháp xử lý khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau, có thể biến những điều lớn lao thành những điều nhỏ nhặt, có thế biến những điều nhỏ nhặt thành những điều nhỏ nhặt không có gì, thì quả là trí tuệ và sáng suốt.
Biên tập: Thiên Hà