Trí tuệ cổ nhân: Tại sao mũi giày của người xưa lại vểnh lên trên?
Về lịch sử của giày dép, nó đã tồn tại khá lâu dài, Trung Quốc thời cổ gọi là hài (鞋) hoặc tháp táp (鞜趿) hoặc lý (履). Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều (văn hoá thời đại đá mới), người ta không biết dùng vật liệu nào để bọc bàn chân của họ. Vì vậy, sau khi săn bắn, họ dùng da thú mềm để bọc bàn chân, nó đã trở thành đôi giày sớm nhất trong lịch sử nhân loại.
Hơn 3.000 năm trước, “Chu dịch” đã có ghi chép. “Kinh thi” viết “kiểu kiểu cát kịch, khả dĩ kịch sương”, chính là nói về một loại giày tương đối đơn sơ dùng sợi cây gai, cây đay đan thành. Sau hàng ngàn năm, giày đã phát triển từ giày cỏ đơn giản nhất thành giày da, giày vải, giày thể thao hiện tại, v.v.
Trong thời kỳ Tần Hán cổ đại của Trung Quốc, mũi giày của những vị quan chức và quý tộc đều hướng lên trên, được gọi là “hài kiều”, hay “giày mũi vểnh”, có rất nhiều kiểu dáng, về mũi giày có câu nói rằng: “nam phương nữ viên” (nam mũi vuông, nữ mũi tròn).
Loại giày này lần đầu tiên được tìm thấy trong một bản khắc trên đồ gốm được khai quật ở Thanh Hải, Mông Cổ, cách đây hơn 5.000 năm. Vậy tại sao người xưa lại có một niềm yêu thích đặc biệt đối với loại “giày mũi vểnh” này?
Lý do 1: Tôn kính Thượng Thiên
Cổ nhân phi thường tôn kính ông trời, điều này được thể hiện rõ ràng từ việc Hoàng Đế tự xưng mình là “Thiên tử”. Trên các kiến trúc cổ xưa cũng như trang phục thường có xu hướng thiết kế cong lên trên, chẳng hạn như mái hiên, vành mũ, khiên giáp, bảo đỉnh, vương miện,v.v, để thể hiện tấm lòng kính ngưỡng đối với Trời cao, cầu khẩn Thượng Thiên ban phúc cho con dân.
Lý do 2: Tránh chấn thương bàn chân
Người xưa trong quá trình đi bộ hoặc chạy, thường đá vào vật cứng làm tổn thương bàn chân, không những làm đau chân, mà còn làm chậm trễ sự tình. Nhưng loại giày mũi vểnh này vừa có thể đóng một vai trò cảnh báo, đồng thời cũng tạo một lớp đệm đằng trước có thể giảm lực tác động, giảm tổn thương cho bàn chân.
Ngoài ra, con đường thời xưa không bằng phẳng. Thời cổ đại, ngoại trừ sảnh đường được lát gạch đá, thì những nơi khác đều là rải sứ lên đất. Bên ngoài thì càng không cần phải nói, rất nhiều chỗ lồi lõm “ổ gà”. Mũi giày cong lên để bảo vệ tối đa chấn thương va chạm của bàn chân.
Lý do 3: Thể hiện rõ danh phận
Thời cổ đại có hệ thống phân bậc nghiêm ngặt, từ lớn như quy chế môn đình, xuất hành nghi trượng, phần mộ tang lễ, đến nhỏ như sinh hoạt hàng ngày, phụ kiện quần áo, kiểu tóc và đồ trang sức, v.v, chưa kể đến giày dép. Có thể nói càng địa vị cao quý, đầu mũi giày càng cao, phần mũi giày vểnh lên càng tinh mỹ, nhưng không được vượt qua cấp bậc của mình, không có đại thần nào dám vượt qua hoàng đế!
Lý do 4: Dễ dàng đi lại
Điều này dễ hiểu, cổ nhân đều mặc trường bào hoặc váy, hơn nữa váy càng dài càng cao quý. Váy càng dễ dàng chạm đất, thoạt nhìn tôn quý vô cùng, dù sao cũng không cần tự mình giặt, vì nơi nào cũng đều sạch sẽ không bụi. Tuy nhiên, váy càng dài, càng dễ vấp ngã, nhưng nếu vén chân váy bằng đầu mũi giày thì sẽ thuận tiện hơn nhiều. Trong các chân dung đế vương cổ đại lưu truyền lại, đầu mũi giày đều để ra ngoài áo bào, vểnh lên trên, uy phong bát diện.
Với sự phát triển theo thời gian, thói quen ăn mặc của con người cũng thay đổi, loại giày có đầu mũi cao vểnh này đã không còn phổ biến. Nhưng mũi giày hơi cong lên, không chỉ có lợi cho việc đi bộ, chạy thể thao, mà đường nét tổng thể cũng đẹp và hào phóng. Có lẽ điều này và thói quen mang giày của người xưa ít nhiều có mối quan hệ!
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Secretchina