Bài thơ được khắc trong ngôi đền đã gây ra thảm họa
Từ xưa đến nay, tổ tiên của chúng ta vẫn truyền lại rằng: Ở những nơi tâm linh tôn nghiêm như đền chùa, miếu mạo thì con người không nên có những hành động, và niệm bất chính. Nếu không sẽ bị Thần Phật trách phạt.
Liệu điều này có thật không? dưới đây chúng ta cùng ngược dòng lịch sử để tìm lại những câu chuyện liên quan đến nhân vật đã bất kính với Thần Phật và gặp quả báo nhé!.
1. Vua Trụ có niệm bất kính với Nữ Oa Nương Nương
Vua Trụ trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” là một vị vua tài giỏi, văn võ song toàn, ngày 15-3 là ngày sinh nhật Nư Oa Nương Nương, Trụ Vương đã cùng các quan trong triều đến miếu Nữ Oa dâng hương. Khi Trụ Vương trông thấy bức tượng của Nữ Oa bèn viết một bài thơ trêu ghẹo, khinh nhờn Nữ Oa.
Nữ Oa là một vị Thần, thấy con người có tâm xấu với mình nên đã quyết định rằng, triều đình nhà Thương do Vua Trụ đứng đầu sẽ sớm kết thúc và ra lệnh cho Đát Kỷ đến quyến rũ ông.
Dưới ảnh hưởng của Đát Kỷ, Trụ Vương ngày đêm đam mê tửu sắc, nghe lời xúi giục của Đát Kỷ mà trở thành một vị vua tàn nhẫn, dần dần mất đi lòng tin của người dân và thận cần, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của triều đình nhà Thương.
2. Lưu Sơn Dung viết thơ tùy tiện ở đền
Lưu Sơn Dung, người gốc Bành Thành vào thời nhà Đường, là hậu duệ của vương triều. Cha của ông là một quan chức, và Lưu Sơn Dung đã cùng cha trở về phương bắc. Một hôm họ đậu thuyền và lên bờ cỏ xanh biếc để chơi. Nhìn thấy một ngôi đền thờ các vị vua phương Bắc trên bờ, sau đó họ liền bước vào ngôi đền. Thoạt nhìn, nó đã đổ nát và không có hương nhang.
Lưu Sơn Phủ từ khi còn niên thiếu đã khá tài giỏi, ông đã viết một bài thơ trên ván gỗ, rằng:
“Bức tường xấu đã trải qua mưa gió nhiều năm, cỏ mọc đầy bụi trong sân, trời sẽ báo đáp ngày mai, thăng trầm tùy người”.
Ngay trong đêm đó, khi đã lên thuyền, ông nằm mơ thấy Thiên vương đến trách mắng rằng: “Ta không phải là thiên vương, mà là Thần Nam Nhạc. Đây là địa điểm do ta cai quản. Sao ngươi lại xúc phạm ta?”. Lưu Sơn Phủ đột nhiên tỉnh dậy và bất ngờ hồ nổi gió mạnh và sóng lớn. Lưu Sơn Phủ hối hận vì lỗi của mình, vội vàng kêu người xóa bài thơ trên tấm bảng xuống, chữ được xóa xong thì mặt hồ lại lập tức yên bình.
Tuy bài thơ của Lưu Sơn Phủ không có những từ ngữ thô tục, nhưng ở nơi thờ Thần Phật thì cũng không nên tùy tiền viết lung tung.
Lưu Sơn Phủ đã gặp rắc rối vì những trò đùa trong đền thờ, và vua Trụ còn có kết quả đau khổ hơn. Có thể thấy, hậu quả của việc bất kính với Thần, Phật là rất nghiêm trọng.
3. Tấn Hiếu Vũ Đế yểu mệnh do không kính Thần
Tấn Hiếu Vũ Đế Tư Mã Diệu là vị quân chủ quyền lực nhất kể từ khi triều Đông Tấn thành lập, đây là một vị quân vương vô cùng tài giỏi. Nhưng chỉ có hơn 30 tuổi đã qua đời. Sử sách cũng đã ghi chép lại một số nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tư Mã Diệu, trong đó có một tâm không tốt đó là không kính lễ Thần.
Tấn Hiếu Vũ Đế rất thích uống rượu, một buổi tối khi đã uống rượu say, ông đứng hóng mát bên bờ hồ. Trong lúc nửa tỉnh, nửa say, ông bỗng nhiên nhìn thấy trước mắt xuất hiện một người mặc y phục cổ có màu vàng, toàn thân ướt sũng.
Người này nói với Tấn Hiếu Vũ Đế: “Ta là Thần trong hồ nước này, tên là Lâm Sầm Quân, nếu ai có duyên gặp ta, sẽ được ban phúc, bệ hạ nếu có đối xử tử tế với ta, ta sẽ bảo hộ ngài”.
Theo sử sách ghi chép về Tấn Hiếu Vũ Đế, bình thường ông rất kính trọng Thần Phật, nhưng nào ngờ khi ông uống rượu say lại có những hành động mạo phạm, ông đùng đùng nổi giận rút gươm đeo bên mình phóng về phía Lâm Sầm Quân.
Thanh gươm sắc bay về phía hiện thân cùa Lâm Sầm Quân, xuyên qua không khí như không có gì, có thể thấy vị Thuỷ Thần này ở không gian khác, cho nên đao trong không gian này không thể khiến ông bị thương.
Lâm Sầm Quân thấy thế tức giận nói: “Không ngờ ngươi không những không đối xử tử tế với ta, mà còn vô lễ như thế, ta phải cho ngươi biết hậu quả của việc mạo phạm Thần”. Không lâu sau, Hiếu Vũ Đế đột nhiên tử vong sau khi uống rượu.
Trên đây là ba ví dụ về việc con người không tôn kính Thần Phật sẽ gặp kết quả bi thương, những câu chuyện này đã được người xưa ghi lại như những lời nhắc nhở đối với người đời sau.
Con người là do Thần tạo ra, nhưng nếu con người lại trêu đùa với Thần và Phật, thì kết quả thật đáng buồn. Có lẽ nhiều người cho rằng Trời Phật không nhân từ, thật ra chúng ta đã sai lầm, sau khi con người không còn tôn kính Thần Phật, không còn tin vào luật nhân quả, làm việc thiện sẽ được hưởng phúc báo thì sẽ làm mọi điều ác, đây là lý do tại sao Thần Phật trừng phạt con người.
Thần Phật vẫn đang quản và quan sát con người. Người ngày nay nhiều người đã tin vào thuyết vô Thần, không tin Thần Phật, ngược lại còn chế giễu, phí báng Thần Phật và phỉ báng những người có đức tin vào Thần Phật, đây là điều mà Thần Phật không thể nào tha thứ, và kết cục đương nhiên là bi thảm nhất.
Người ta nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, những điều truyền lại của tổ tiên ta từ xưa đến nay không phải là ngẫu nhiên. Do vậy, ở những nơi tôn nghiêm thì chúng ta phải có lòng tôn kính.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: zhengjian.org