Ý nghĩ thực sự của việc cúng dường và bố thí
Nhiều người thích lên chùa cúng dường, thờ cúng các vị Thần Phật mà họ tin tưởng, và góp nhiều tiền để xây dựng chùa chiền để mong tích được nhiều công đức. Thực ra, đồ cúng dường, và việc làm của mọi người không phải đều được các vị Thần Phật ghi nhận, tất cả đều có lý do cả.
1. Các vị Thần không tùy tiện ăn đồ cúng dường
Có một ông già ở làng Nguyên Châu, tính tình cẩn trọng, nhân hậu, gia đình ông giàu có, ông được người trong làng kính trọng.
Một ngày nọ, một chàng trai mặc áo bào tím cùng với rất nhiều xe ngựa và đầy tớ đến nhà ông để xin thức ăn. Ông vốn là người rất hiếu khách liền mời cậu thanh niên vào nhà, ông mang ra rất nhiều đồ ăn ngon, thậm chí người hầu của chàng trai cũng được thiết đãi rất thịnh soạn.
Tuy đã thiết đãi hết lòng, nhưng ông già vẫn lăn tăn trong tâm: “Nếu là quan chức của triều đình đến quận, thì sẽ được quan chức ở địa phương chuẩn bị chỗ ăn, chỗ ngủ đầy đủ. Không biết rốt cuộc người thanh niên này là ai?”, mặt của ông đã tỏ rõ vẻ hoài nghi.
Người thanh niên như hiểu được nỗi hoài nghi của ông già, anh ta nói với ông: “Tôi biết ông đang thắc mắc về tôi, tôi cũng sẽ không giấu giếm ông. Tôi là Thần núi Dương Sơn”. Nghe đến đây ông già kinh ngạc vội quỳ xuống hỏi: “Đền thờ của Dương Sơn có rất nhiều người đến cúng dường tại sao Ngài phải ra ngoài xin ăn?.
Thần Dương Sơn nói:“ Người ta thờ cúng ta, đa phần đều cầu xin phù hộ này nọ. Nào là xin phát tài, cầu xin con trai, cầu cho sức khỏe… việc gì họ cũng cầu. Nếu ta ăn đồ cúng dường của họ thì ta sẽ phải giúp họ những điều đó, nhưng phúc đức của họ chưa đến đó, nếu ta mà giúp họ thì ta lại phạm tội với Thiên đình, và sẽ bị Thiên đình trừng phạt, chính vì thế dù có đói tôi và các thuộc hạ không dám thưởng thức món ăn của họ mang đến cúng.
Ông là một ông già đáng kính, thành tâm hướng Phật, lại không có cầu và nhờ vả gì tôi, nên tôi mới chủ động đến nhà ông xin ăn. Sau khi ăn xong, Thần Dương Sơn cảm ơn ông lão, và sau đó biến mất.
2. Xây chùa thờ Phật nhưng không có công đức
Hoàng đế Lương Vũ khi nghe tin Bồ Đề Đạt Ma, đệ tử thứ hai mươi tám của Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ đến gặp mình, ông rất tự hào và mừng thầm. Ông ấy nghĩ mình đã xây dựng rất nhiều chùa chiền, công đức vô lượng nên có tiếng tăm lừng lẫy, ngay cả Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma cũng đích thân đến gặp.
Khi Hoàng đế Lương Vũ và Bồ Đề Đạt Ma gặp nhau, hai người bắt đầu nói về Phật Pháp, nói về “công đức.” Hoàng đế Lương Vũ lúc này đã lên tinh thần, ông ta hỏi Bồ Đề Đạt Ma với nụ cười trên môi: “Haha, trong đời, tôi đã xây chùa khắp nơi, chép vô số kinh sách, và hoằng dương Phật Pháp. Có phải tôi đã lập được công đức vô lượng không?”.
Bồ Đề Đạt Ma nhìn đến Vũ Đế nói: “Không có công đức”.
Hoàng đế nước Lương nghe vậy thì nhếch miệng cười toe toét, trong lòng thầm nghĩ, vị tu sĩ Ấn Độ này thật không biết nói! “Hừ, theo lời ngươi nói, phải làm như thế nào mới được coi là công đúc?”. Lương Vũ Đế nghĩ trong lòng rằng chỉ cần ông nói ra, ta sẽ có cách làm được.
Bồ Đề Đạt Ma mỉm cười và đáp: “Những gì ngài làm chỉ là một việc truy cầu nổi danh, đó chỉ là hình thức và đức hạnh nhỏ bé; nó giống như bóng của người, hoa trong gương và trăng dưới nước, nhìn dường như có mà thực tế là không có.
Vua Lương Võ Ðế không đích thân ra “công” thực hiện những việc làm đó, chỉ sai người khác làm. Công đức đích thực là trí huệ Phật Pháp tuyệt vời và vô biên. Hãy quên đi bản thân và đạt đến trạng thái vô vi. Công đức đó không phải là thứ có được bằng những việc làm thế tục mà nó phải thực sự xuất phát ra từ nội tâm, với một tấm lòng thành kính vô biên”.
3. Phước lành là cội nguồn của hạnh phúc
Rất nhiều người cầu Thần bái Phật, nhìn qua cũng vô cùng thành kính. Nhưng vì sao lại không được như ý nguyện? Là vì Thần Phật có nguyên tắc làm việc của mình. Phàm là việc không hợp với tiêu chuẩn của Thần giới thì Thần sẽ không dám làm. Vì vậy, một số người không làm việc Thiện, không tích đủ phúc đức, thì dù hằng ngày có mang lễ vật thượng hạng, sơn hào hải vị đến lễ bái, Thần Phật cũng không dám nhận và càng không đáp ứng lời cầu xin của họ.
Con người chỉ có thể tự mình làm nhiều việc tốt, tích lũy phúc và đức, thì mới nhận được sự bảo hộ của Thần Phật, còn nếu không thì Thần Phật cũng bất lực không giúp được gì cho họ.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: secretchina