Ánh Trung thu soi sáng khắp nhân gian, nhưng điều gì còn sáng hơn cả ánh trăng?
Những ngày lễ Tết truyền thống luôn có những ý nghĩa cực kỳ phong phú, không chỉ lưu truyền những phong tục truyền thống mà còn là ngày gia đình được đoàn viên, sum vầy bên nhau.
Hiểu thêm về Tết Trung thu trong lịch sử Á Đông
Tết Trung thu có truyền thống lâu đời và lịch sử lâu đời. Nó có thể được bắt nguồn từ thời nhà Chu khoảng 3000 năm trước. Các vị hoàng đế thời xưa có hệ thống nghi lễ cúng tế vào mùa xuân và cúng trăng vào mùa thu. Sau này, các bậc quyền quý, văn nhân cũng học theo, trong ngày Tết Trung thu, đối diện với vầng trăng tròn vành vạnh trên bầu trời, họ xem lễ bái và đặt tình cảm kính trọng trời đất của mình rất quan trọng. Sau khi phong tục này lan rộng ra người dân, nó đã hình thành một sinh hoạt truyền thống. Vào thời nhà Đường, người ta càng chú trọng đến phong tục cúng trăng này, và Tết Trung thu đã trở thành một lễ hội cố định. Sách Đường Thái Tông ghi Tết Trung thu vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch hằng năm. Vào thời nhà Đường (618-907 SCN), Hoàng đế Huyền Tông là một học viên Đạo giáo, người ta kể rằng ông đã đến thăm Cung điện Mặt Trăng và nhìn thấy những cảnh tượng kỳ thú ở đó. Sau khi trở về, ông đã tổ chức một bữa tiệc mừng Trung thu hoành tráng, chẳng bao lâu, các quan chức, thương gia và dân thường đều tổ chức ăn mừng vào ngày này. Tết Trung thu phổ biến vào thời nhà Tống, đến thời nhà Minh và nhà Thanh, đã trở thành như ngày Tết quan trọng và trở thành một trong những lễ hội chính ở Trung Quốc.
Và ngày nay, hằng năm vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch là ngày Tết Trung thu không chỉ ở Trung Quốc mà còn được coi là ngày Tết trong truyền thống Á Đông, còn gọi là Tết Cúng Trăng, Tết Bái Trăng. Trong quyển thứ tư của “Mộng Lương Lục” do Ngô Tự Mục thời Nam Tống sáng tác, có miêu tả cảnh tượng náo nhiệt của Tết Trung Thu: “Ngày mười lăm tháng tám là Tết Trung Thu, đêm nay trăng sáng hơn bình thường, còn gọi là đêm trăng. Lúc này, gió thu thổi mát dịu, sương ngọc phả hơi mát, hương quế tỏa ngát hương thơm, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, mọi người trong không khí tươi vui, ca hát ngâm thơ suốt đêm”. Văn hóa truyền thống của Trung Hoa là văn hóa truyền Thần “nửa Thần nửa Nhân” có lịch sử 5000 năm văn hiến. Trong ngày Lễ Tết quan trọng, mọi người xem việc tôn kính trời đất và tôn kính thần linh là chính. Tết Trung Thu cũng như vậy, ngoài ngắm trăng ngâm thơ ra, Trung Thu cúng trăng là một truyền thống có ghi chép lịch sử từ lâu đời. Rất nhiều ý kiến cho rằng, Trung Thu cúng trăng là phong tục được tiếp nối từ thu phân tịch nguyệt (cúng trăng).
Tết Trung Thu trong cuộc sống hiện đại ngày nay cũng rất ý nghĩa là tết đoàn viên của gia đình, Tết trông trăng của các em nhỏ. Tết trung thu 2020 là ngày 15 tháng 8 âm lịch, tức ngày 1 tháng 10 dương lịch năm nay. Nhà nhà đều nô nức làm những chiếc bánh Trung thu truyền thống, trẻ em được mua những bộ quần áo mới, hay những chiếc lồng đèn để đón Tết đoàn viên cùng gia đình, được đi rước đèn cùng bạn bè. Các gia đình thường tổ chức bữa cơm thân mật, phá cỗ dưới ánh trăng sáng mùa thu. Nhưng cũng rất ít người tìm hiểu để hiểu được Tết Trung thu có những truyền thuyết gì? Tại sao vầng trăng đêm Trung thu lại sáng nhất, ý nghĩa ánh trăng sáng soi rọi khắp nhân gian như soi sáng tất cả tấm lòng con người khắp thế nhân là gì? Có ánh sáng kỳ diệu nào sáng hơn cả ánh trăng không?
Huyền thoại cổ tích Hằng Nga lên cung trăng là từ đâu?
Truyền thuyết về “Hằng Nga bôn nguyệt” (tức Hằng Nga đi vào cung trăng) cũng là một điển cố được mọi người kể đi kể lại nhiều lần trong ngày Tết Trung Thu hàng năm. Trong sách cổ “Quy Tàng” được sử dụng vào thời nhà Hạ và nhà Thương cũng có ghi chép về điện cố này, “đại minh vui quái, còn gọi là Nghệ bắn mười mặt trời, Hằng Nga đi vào cung trăng”. Tuy rằng câu chuyện này ở Trung Quốc là không ai không biết, nhưng đến nay vẫn còn một thắc mắc chưa được giải đáp. Đó là tại sao chỉ có một mình Hằng Nga (Thường Nga) đi vào cung trăng? Tại sao không cùng Hậu Nghệ đi vào cung trăng? Trong dân gian cũng có rất nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng trong buổi biểu diễn của đoàn nghệ thuật cổ điển văn hóa Trung Hoa 5000 năm lại tái hiện cho mọi người được nhìn thấy được một câu chuyện cổ xưa vô cùng cảm động.
Trong truyền thuyết, Hằng Nga là nhân vật liên quan tới sợi dây tơ tình suốt thiên thu ngàn năm của thế gian nhân loại. Hậu Nghệ là anh hùng bắn rơi 9 mặt trời, còn Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp trên thiên đình. Tương truyền, một ngày trên không trung bỗng xuất hiện 10 mặt trời làm trái đất nóng bỏng, hoa màu cỏ cây bị thiêu đốt, dân chúng cũng lầm than cơ cực. Đồng cảm với nỗi thống khổ của muôn dân trăm họ, Hậu Nghệ đã lên đỉnh núi Côn Lôn kéo căng cung thần nhắm vào mặt trời mà bắn. 9 mặt trời lần lượt rơi xuống đất, cuối cùng, chỉ còn lại một mặt trời chiếu sáng cho nhân gian.
Đúng vào hôm đó vào ngày mười lăm tháng tám, trăng tròn như đĩa, cảnh sắc về đêm vô cùng tuyệt đẹp, hồ nước xanh biếc, nước lấp lánh như ngọc. Trong bầu trời đêm, có một đám tiên nữ bay qua bay lại thướt tha, Hằng Nga xinh đẹp cùng các tiên nữ nhân lúc cảnh đêm tuyệt đẹp, đã cùng nhau xuống dưới nhân gian dạo chơi.
Đột nhiên, một con rồng đỏ từ trong hồ lao lên, đã siêu lòng trước vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Hằng Nga, nên hắn muốn bắt Hằng Nga về làm vợ. Các tiên nữ vội vàng bay đi, nhưng Hằng Nga không bay kịp, bị con rồng đỏ xấu xa đánh bị thương, ngã xuống. Lúc này, đúng lúc có một người đi ngắm trăng đi ngang qua đó, đã cứu được Hằng Nga, người này chính là Hậu Nghệ. Nhìn thấy Hằng Nga bị thương, Hậu Nghệ cũng không biết phải làm sao. Đột nhiên có một vị tiên bay đến, vị tiên này dùng tiên đơn chữa lành vết thương cho Hằng Nga. Ông tiên nhìn Hậu Nghệ, rồi lại nhìn Hằng Nga, trong lòng đã biết là chuyện gì. Thì ra Hằng Nga vì một mối nhân duyên mà đến, mối nhân duyên này mở ra câu chuyện thần thoại “Hằng Nga bôn nguyệt” nổi tiếng ngàn đời.
Ông tiên mỉm cười và nói: “Ta làm mai cho tướng quân và Hằng Nga, tác thành một mối lương duyên được không?”. Hậu Nghệ vô cùng vui mừng, Hằng Nga cũng cảm thấy rất hài lòng, mỉm cười nghiêng mình đa tạ tiên nhân. Ông tiên thấy lương duyên đã thành, vì thế đem bình hồ lô có chứa tiên đơn bên trong tặng cho Hậu Nghệ và Hằng Nga, nói rằng: “Sau này hai người ăn tiên đơn ở trong bình này thì sẽ được thành tiên”, nói xong, tiên nhân bay đi.
Hằng Nga và Hậu Nghệ sống hạnh phúc dưới nhân gian một thời gian. Một hôm, Hằng Nga cầm lấy bình hồ lô, mời Hậu Nghệ ăn tiên đơn. Hậu Nghệ nhường vợ ăn trước, không ai chịu ăn tiên đơn trong bình trước, cứ nhường nhau qua lại. Cuối cùng, Hằng Nga đành phải ăn một viên, sau đó đưa bình hồ lô cho Hậu Nghệ. Lúc này, đột nhiên con rồng đỏ xấu xa đó lại đột nhiên lao đến, khua móng vuốt một cái liền đánh rơi bình hồ lô xuống dưới đất. Sau khi Hậu Nghệ lấy mũi tên bắn chết con rồng đỏ, Hằng Nga xinh đẹp nhìn Hậu Nghệ, nhặt chiếc bình hồ lô ở dưới đất lên, đưa cho Hậu Nghệ. Hậu Nghệ cầm lấy chiếc bình hồ lô, thì phát hiện tiên đơn trong bình đã bị con rồng làm rơi ra ngoài hết rồi. Hằng Nga và Hậu Nghệ thẫn thờ nhìn nhau, bởi vì vốn dĩ hai người họ đều có thể thành tiên quay trở về trời. Bây giờ, chỉ có Hằng Nga được về trời thôi.
Lúc này, trên bầu trời có tiếng nhạc trời nổi lên, một vầng trăng sáng từ từ bay gần đến. Các tiên nữ từ Quảng Hàn Cung trong cung trăng bay ra ngoài, Hằng Nga bỗng nhiên bay lên, thời khắc Hằng Nga quay về trời đã đến. Dưới sự vây quanh của những tiên nữ, Hằng Nga từ từ bay về Quảng Hàn Cung. Nhìn thấy tay của Hằng Nga tuột khỏi tay mình rồi từ từ bay lên, Hậu Nghệ đứng sững sờ nhìn theo. Từ đó, đôi vợ chồng ân ái thiên địa cách biệt, ngày đêm nhìn về nhau. Hậu Nghệ và Hằng Nga vốn là những sứ giả của Thần được cử xuống nhân gian, sau khi hoàn thành việc cứu độ thế nhân sẽ cùng nhau trở về trời. Nhưng Hằng Nga chỉ có thể một mình bay về trời một, quy thiên phục mệnh. Gần 1.000 năm trước, Tô Đông Pha đã để lại những dòng tuyệt tác dưới đêm trăng:
“Vầng trăng sáng có tự khi nào, nâng chén rượu lên hỏi trời cao.
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy, đêm nay đã là đêm năm nào”?
Có lúc là trăng sáng sao thưa, có lúc là trăng ẩn sao hiện, lại có lúc trăng sao cùng ẩn mất. Con người đi giữa thế gian cũng giống như vậy, có lúc thiện tính rõ ràng, lại có lúc ma tính nổi lên, và có lúc quên mất rằng bản thân mình là ai. Khi hạ xuống nhân gian lạc vào cõi hồng trần, chỉ vì một chút danh lợi tình mà phóng túng bản thân, để ma tính trong mình lấn át đi phần thiện tính, nên không thể hiểu được ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời. Đây lẽ nào là lời nhắn nhủ tới con người thế gian? Câu chuyện Hậu Nghệ và Hằng Nga chính là lời thức tỉnh tới những ai đang hàng ngàn vạn năm không thoát khỏi kiếp luân hồi. Hằng Nga và Hậu Nghệ có nhân duyên gặp nhau, ắt họ cũng có thệ nguyện là sứ mệnh của thần tiên nhưng vì tình yêu mê lạc chốn nhân gian mà hai người không thể quay trở về cùng nhau. Để rồi người đau khổ luyến tiếc vì cái tình, còn người thoát khỏi thế tục luân hồi, được quay trở về làm tốt sứ mệnh thần tiên của mình mà cứu độ thế nhân. Trong vạn năm kiếp luân hồi, con người đắc thân người là vô cùng trân quý, nếu tâm sáng ngời thiện lương, buông bỏ được những danh- lợi- tình nơi thế gian con người để cho cuộc sống được thanh thản an nhàn, đừng vì tranh vì đấu mà tổn hại người khác. Con người là được Thần an bài, đó là tu luyện để thăng hoa cảnh giới của sinh mệnh, cuối cùng hồi thiên trở về nhà. Câu chuyện cũng là lời nhắc nhở thế nhân đừng mê đắm trong cõi hồng trần, để lỡ mất đi cơ duyên đáng quý nhất của bản nguyên sinh mệnh mình.
Ngô Cương chặt quế ngộ đạo tu hành, đắc đạo thành Tiên
Trong “Thái Bình ngự lãm” và “Hoài Nam Tử” có ghi chép về sự tích cây quế trên mặt trăng, cũng chính là câu chuyện thần thoại Ngô Cương chặt quế. Ngô Cương là người Tây Hà sống vào thời nhà Hán, khi tu đạo vì phạm tội nên bị sư phụ trừng phạt, phải lên Nguyệt Cung chặt quế. Cây quế trên Nguyệt Cung cao 500 trượng, là loại cây vô cùng thần kỳ, hễ chặt thì vết chặt lại lành lặn như cũ. Bởi vậy mặc dù trải qua thời gian rất lâu, Ngô Cương cũng không làm cây quế đổ xuống được, đành bất đắc dĩ ở Nguyệt Cung chặt cây mãi không ngừng. Ngô Cương bất lực trước cây quế cao to, tới lúc nào mới có thể đốn ngã, tới lúc nào mới có thể phục mệnh? Có lẽ việc chặt quế chính là một cách tu đạo mà Sư Phụ đã an bài cho anh ta, chính là qua chịu khổ mà tiêu trừ tội nghiệp. Vậy Ngô Cương phải làm thế nào mới có thể hoàn thành nhiệm vụ để thoát khỏi phàm trần?
Điều then chốt nhất của quá trình tu luyện chính là tu tâm. Sư phụ giao cho Ngô Cương chặt quế, một mặt vừa có thể thông qua chịu khổ mà tiêu nghiệp, một mặt cũng là để khảo nghiệm ngộ tính của Ngô Cương. Người tu luyện phải đạt tới cảnh giới siêu phàm thì mới có thể thoát khỏi thế tục và đắc đạo, cũng chính là cần vượt qua tầng thứ hiện tại của bản thân mới có thể bước vào cảnh giới cao hơn. Chỉ khi loại bỏ những chấp trước ngăn trở về danh lợi tình trong thế gian, mới có thể đề cao cảnh giới và tầng thứ của sinh mệnh, mới có thể tu thành đắc đạo. Đối với một người bình thường, chẳng phải đạo lý cũng như vậy hay sao? Người đời vì trăm ngàn lo âu về những thứ vật chất xung quanh mà tổn hại nhân tâm. Có những việc đôi khi cố gắng cả đời cũng không thể giải quyết được, bởi có những điều mà bản thân không thể làm chủ, ví dụ như thọ mệnh và số phận.
Những điều con người cả một đời theo đuổi đều không nằm ngoài những truy cầu về danh lợi tình. Kỳ thực, phúc phận của đời người sớm đã được an bài sắp đặt. “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, tạo nghiệp đời trước sẽ phải hoàn trả kiếp này. Nếu bản thân có thể coi nhẹ mọi việc. “Chữ nhẫn” trong cảnh giới tu luyện là lùi một bước biển rộng trời cao thì con người mới có thể thoát khỏi khổ ải trầm luân. Chỉ cần cố gắng làm tốt mọi việc, tùy kỳ tự nhiên, thuận thiên nhi hành, thì con người mới được sống an nhiên và tự tại.
Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”
Tạm dịch: (Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên). Thần Phật luôn bảo hộ những người lương thiện, những người luôn tích đức hành thiện thì phúc báo sẽ mãi dài lâu.
Thỏ ngọc giã thuốc tâm thiện lành
Người bạn nhỏ của Hằng Nga trên cung trăng là thỏ ngọc. Câu chuyện về thỏ ngọc cũng là một trong những truyện cổ tích được lưu truyền trong ngày tết Trung Thu. Trong “Nghĩ thiên vấn” của Phù Hàm có câu: “Trong trăng có gì thế? Có con thỏ bạch giã thuốc, cầu mong hưng thịnh, phúc lành”. Trong “thơ ca nhạc phủ” thời xưa có bài: “Hái lấy ngọn cây trên núi thần dược, thỏ bạch giã thành viên thuốc bất tử, dâng lên Ngọc Hoàng với cả tấm lòng”.
Theo truyền thuyết kể rằng, có ba con vật: cáo, khỉ, thỏ. Hằng ngày đến lắng nghe vị đạo sĩ giảng đạo. Một hôm vị đạo sĩ muốn kiểm tra lòng lương thiện của ba con vật: cáo, khỉ và thỏ. Vị ấy biến mình thành những kẻ ăn xin, xin ăn của ba con vật này. Cáo và khỉ có rất nhiều thức ăn, nhưng chúng không chịu chia cho người ăn xin. Con thỏ không có thức ăn để chia sẻ. Vì để cung cấp thức ăn cho vị ăn xin, thỏ lao mình vào đống lửa, nhưng đống lửa lại biến thành băng tuyết và thỏ được cứu sống. Vị đạo sĩ lộ thân phận thật và đưa thỏ lên cung Quảng Hàm, kể từ đó thỏ được lưu lại ở đây làm bạn với Hằng Nga. Và được đặt tên là thỏ ngọc vì có tấm lòng sáng như ngọc.
Thỏ ngọc không phải là một chú thỏ bình thường. Từ xa xưa thỏ ngọc là biểu tượng của tính cách cao quý, phẩm hạnh cao thượng, thỏ ngọc là cảnh giới thăng hoa của cuộc sống. Thỏ ngọc xuất hiện bản chất hồn nhiên, nhân hậu, trong sáng? Ngọc là vật luôn tượng trưng cho phẩm hạnh đạo đức cao thượng. Bởi vậy thỏ ngọc chính là một cảnh giới thăng hoa của sinh mệnh. Vì người khác, thỏ ngọc có thể hoàn toàn xả bỏ sinh mệnh, không màng tới an nguy của bản thân quên đi tự ngã và thân thể của mình, vậy nên cảnh giới của thỏ ngọc đã thoát khỏi cõi phàm trần. “Thỏ ngọc giã thuốc” chính là bản nguyên của sinh mệnh sau khi không ngừng xả bỏ những tạp chất hậu thiên của mình, tự ngã để hiển lộ bản chất hồn nhiên, thiện lương, thuần khiết vốn có. Thiện lương vốn là bản tính của con người, bản chất vô tư vô ngã chính là loại tiên đơn thần dược trường sinh bất lão chân chính nhất.
Hàng ngày hàng giờ, năm này qua năm khác, chúng ta đang đắm chìm trong vòng quay nơi thế tục. Trong những bon chen chìm nổi đó, con người dễ dàng nảy sinh các chủng nhân tâm như toan tính, ganh ghét, tranh đấu… Do vậy nếu muốn được thanh thản, muốn được thăng hoa, con người cần phải giữ cho mình sự thư thái thiện lương và không ngừng loại bỏ những nhân tâm bất hảo của bản thân. Thỏ ngọc giã thuốc là tượng trưng cho sinh mệnh con người, ở vào bất cứ thời điểm nào cũng không ngừng tu luyện bản thân, phản hồi về bản tính tiên thiên vốn có của sinh mệnh khi tới thế gian này. Ánh trăng thu vẫn hàng ngày hàng giờ chiếu sáng thế gian, đưa đường chỉ lối cho con người mỗi khi đêm đến. Trong những năm tháng của tiến trình sinh mệnh, hãy giống như ánh trăng đang hàng ngày soi tỏ kia, luôn giữ được sự thuần khiết của mình. Hãy không ngừng đề cao cảnh giới tư tưởng đạo đức, quay về bản tính chân thiện tiên thiên vốn có của bản thân, đó mới là thứ tiên dược chân chính giúp con người “trường sinh bất lão”.
Tết Trung thu vì sao lại gắn liền tuổi thơ với các em nhỏ có phải đây là hàm nghĩa của cổ nhân? Tại sao nói “tâm trẻ thơ sáng hơn cả ánh trăng”?
Tết trung thu là tết đoàn viên sum họp của gia đình, là ký ức tuổi thơ của những người trưởng thành và niềm vui thích của các em nhỏ trong cuộc sống hiện tại. Các em thích thú khi được vui chơi cùng những chiếc lồng đèn, cùng nhau phá cỗ và hát những bài hát trung thu, nghe người lớn kể lại sự tích về chị Hằng Nga trên cung trăng, xem múa lân sư tử cùng ông Địa vui tính. Có câu hỏi thắc mắc tại sao tết trung thu lại được gắn liền với tuổi thơ các em nhỏ và ánh trăng sáng, có ánh sáng nào sáng hơn cả ánh trăng không?
Nhiều người Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Đây cũng chính là câu mở đầu của bộ sách giáo dục trẻ em truyền thống “Tam tự kinh”, từng được ngợi ca và sử dụng rộng rãi ở các nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sách do tiên sinh Vương Ứng Lân triều Tống biên soạn và tiên sinh u Thích Tử cuối đời Tống bổ sung. Do vậy các em nhỏ có tấm lòng trong sáng thường được ví như ánh trăng rằm mùa thu.
Đã bao đời nay từ cổ xa xưa đến, cuộc sống hiện tại, Tết Trung Thu trở thành ngày hội trung trăng của trẻ em. Trong ngày nay, các bậc cha mẹ, ông bà sẽ làm những phần quà đẹp nhất, làm những món ngon nhất để dành cho con trẻ. Chính vì thế, Tết Trung Thu là ngày mà các em nhỏ vô cùng mong chờ:
“Trung thu, trung thu, bao ngày em chờ. Trông trăng với a rước đèn, bánh dẻo bánh nướng bưởi xanh”.
Trong dịp Tết Trung Thu này, các em được vui chơi thích thú, một trong những trò chơi mà các em thích nhất là rước đèn kéo quân. Một nhóm em nhỏ nối đuôi nhau, tay cầm đèn ông sao lấp lánh, vừa đi vừa hát:
“Trăng ơi í a trăng ơi, trăng là ngọn đèn khổng lồ.
Em yêu nhất ánh trăng rằm đèn nào a sáng bằng trăng.
Đèn nào a sáng bằng trăng…”
Ở dưới nhân gian nhìn lên bầu trời, thì ánh trăng là sáng nhất, các em nhỏ thật ngây thơ khi ví ánh trăng với “ngọn đèn khổng lồ”. Sự tích về chị Hằng Nga trên cung trăng là hình ảnh thơ mộng tuyệt vời kích thích trí tưởng tưởng cũng như khơi gợi được tâm hồn trong sáng của các em hướng đến những ước mơ bay bổng và cao đẹp. Các em có trí tưởng mong muốn được giải đáp thắc mắc, không biết có ánh sáng nào sáng hơn cả ánh trăng? Hằng Nga như nhìn thấy tâm của các em nhỏ, trẻ thơ như trang giấy trắng tâm hồn thiện lương và bao dung, không có sự tranh giành bất kể thứ gì vô tư mà trong sáng. Chị Hằng như hiểu được tầm tình của các em và rồi các em nhỏ được chị Hằng Nga đáp lại rằng: “Này em nhỏ đừng bảo trăng sáng là sáng nhất, ánh sáng chưa là gì đâu, bé ngoan có biết hay không? Có muôn vạn vì tinh tú đẹp, nhìn lên bầu trời cao, các em thấy trăng là sáng nhất. Nhưng các em bé dưới nhân gian không biết rằng tấm lòng lương thiện và tâm sáng ngời của các em mới là sáng nhất. Với ông Trăng, đó mới chính là những viên ngọc đẹp rạng đất trời và thắp lên ánh sáng muôn nơi. Ánh sáng tâm hồn của các em còn sáng hơn cả ánh trăng, sáng hơn cả ánh trăng.” Ánh trăng cũng cảm nhận được tấm lòng của các em nhỏ mà bảo rằng: “Các em bé dưới nhân gian rất lương thiện và tâm sáng ngời. Với ánh trăng, đó mới chính là những viên ngọc đẹp rạng đất trời, thắp lên ánh sáng muôn nơi. Sáng hơn cả ánh trăng, sáng hơn cả ánh trăng.”
Trong thế giới nhân gian cuồn cuộn những tâm tranh đấu nhau, nhất là trong thời đại hiện nay, đạo đức của con người, ngày càng trượt dốc một cách nghiêm trọng, càng ngày càng rời xa bản tính thiện lương, bản tính tiên thiên của con người. Những em nhỏ nào giữ được nội tâm lương thiện, trong sáng, ở trên trời cao nhìn xuống sẽ thấy các em như “những viên ngọc đẹp rạng đất trời”.
Trẻ em là tương lai thế giới thuần khiết nhất của nhân gian. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ như thế nào là điều quan trọng. Trong đó cha mẹ cũng phải là những người có tu dưỡng đạo đức, đặt tiêu chuẩn cho bản thân như câu nói: “Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình”, để dạy dỗ cho con trẻ một cách tốt nhất. Vun tưới cho những mầm non ấy bằng những tác phẩm nghệ thuật hướng thiện, hướng về những giá trị đạo đức tốt đẹp cũng là nỗi khao khát của các bậc làm cha làm mẹ. Những tác phẩm ấy như một bông hoa đẹp thánh khiết trên cánh đồng khô cằn đầy những sản phẩm biến dị cho trẻ em như điện tử, trò chơi máy tính, điện thoại…làm cho con mất đi bản tính lương thiện và từ bi của mình mà trở thành những em bé hư, tiếp xúc nhiều với những thứ bại hoại, làm ảnh hưởng đến tâm tính các em sau này.
Tâm thiện lương trong sáng của các em ngay cả đến chị Hằng và ông Trăng cũng cảm thấy rằng, không có gì sáng hơn ánh trăng ngoài tấm lòng trong sáng của các em. Do vậy Tết Trung thu cũng để nhắc nhở các bậc phụ huynh tu dưỡng thật tốt, để có thể nuôi dạy các em nhỏ trở thành “những viên ngọc sáng dạng ngời, sáng hơn cả ánh trăng”. Đừng vì công việc mà bỏ bê con cái, cho các con tiếp xúc với điện thoại và những thông tin xấu trên mạng mà hủy hoại tâm hồn trẻ thơ. Chỉ có ánh sáng nơi tâm trẻ thơ, trong sáng và thiện lương mới sáng hơn cả ánh trăng.
Ý nghĩa chiếc bánh Trung Thu tròn, ngọt ngào
Vào đêm trăng sáng mùa thu, sau khi ăn xong bữa cơm đoàn viên. Mọi người trong gia đình thường phá cỗ dưới ánh trăng, ngắm trăng chuyện trò và ăn hoa quả, thưởng thức những miếng bánh trung thu ngọt thanh nhiều hương vị với ngâm nhi chén trà nóng. Món ăn nổi tiếng nhất của Tết đoàn viên là bánh trung thu, những chiếc bánh tròn nhỏ này được thiết kế cẩn thận, hình dáng phong phú, được nén lại với các hương vị ngọt, mặn, thơm. Hàng tá táo tàu dán, giăm bông, lòng đỏ trứng… Ngoài ra còn có các hương vị mới lạ như kem, sô cô la và trái cây được ưa chuộng trên thị trường.
Bánh trung thu có nguồn gốc từ thời nhà Nguyên (1279 – 1368), lúc đó Chu Nguyên Chương đã thống nhất các lực lượng quân binh để chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy lật đổ quân Mông Cổ. Sau khi cuộc chiến thắng lợi, thành công Hoàng Đế nhanh chóng truyền miệng dặn dò, sắp đến Tết Trung thu: “Hãy truyền cho tất cả quân sĩ trong cung thành, làm bánh trung thu như một phần thưởng bánh ngọt theo mùa”.
Theo dòng chảy năm tháng cổ xưa và hiện đại. Ngày và tháng, tháng và năm, không bao giờ dừng lại. Một năm, nhưng mỗi năm, giữ cho cuộc sống trong sáng của con người, và không ngừng nâng cao cảnh giới đạo đức trả lại bản chất tốt đẹp bẩm sinh, thần thánh quay về bản tính tiên thiên của con người là lương thiện. Có lẽ đây là phần thần thoại và truyền thuyết Trung thu để truyền cho thế gian ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Ngày trung thu tết đoàn viên, bánh trung thu tròn vẹn như tình cảm gia đình (cha, mẹ, con cái) vẹn toàn. Thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào trong nhân bánh, chứa đựng niềm hạnh phúc trọn vẹn trong gia đình. Gia đình có tốt đẹp thì xã hội mới hưng thịnh chính là ý nghĩa tết trung thu đoàn viên là như vậy. Gia đình là nơi giáo dục tốt nhất của con trẻ, tâm của các em qua dòng chảy xã hội đang bại hoại mà không bị nhơ bẩn, luôn giữ được bản tính lương thiện, sáng hơn cả ánh trăng.
Tổng hợp: dkn và soundofhope
Biên tập: Thanh Chân