Bà cụ nhặt ve chai khóc nghẹn khi kể về con cái
Ngồi bên vệ đường, bằng chất giọng run run, thật thà chất phác, bà Năm buồn tủi kể về gia cảnh của mình. Từ xưa đến nay người ta hay nói một mẹ có thể nuôi 10 con nhưng 10 con không thể nuôi được 1 mẹ, quả thật đúng lắm.
Trên facebook chia sẻ đoạn clip phỏng vấn một bà cụ làm nghề nhặt ve chai, sống lay lắt trên đường đã nhận được nhiều sự chú ý. Ngồi bên vệ đường, bằng chất giọng run run, thật thà chất phác, bà Năm kể về gia cảnh của mình:
Bà có người con trai, con dâu và 2 đứa cháu nội. Ngày cưới vợ cho con, bà 7 tháng “làm dâu”, lo cho 2 con tất tần tật từ chuyện ăn uống đến sinh hoạt phí trong nhà mà không nề hà. Đến khi các con vững vàng kinh tế thì cũng là lúc họ đối xử với bà không ra gì.
Bà kể, con dâu dặn 2 đứa con trai rằng bà nội cho gì cũng không được ăn. Bởi người con dâu nghĩ rằng bà đi lượm đồ thiu, đồ quá hạn về cho cháu thì ăn vào sẽ sinh bệnh. Bà có nhà nhưng rất ít khi về, hàng ngày mưu sinh bằng ᴄông việc lượm ve chai. Có ngày lượm được 20-30 nghìn, nói chung ngày nắng ngày mưa thất thường.
Bữa ăn của bà là những miếng cơm thừa người ta bỏ lại, bà cố ăn cho qua ngày. Còn con trai và con dâu, có miếng cá ngon cũng ăn hết chẳng chừa phần bà, có dây trầu bà để dành ăn cho vui cũng bị họ nhổ bỏ, coi như mẹ đã ᴄhết từ lâu. Làm con mà đối đãi với cha mẹ thế đấy.
Trong suốt quá trình trò chuyện, bà Năm biết bao lần lấy tay lau đi giọt nước mắt đang giàn giụa trên mặt. Tuổi tác đã cao, con trai con dâu đầy đủ chứ có phải không đâu. Ấy thế mà bà vẫn phải miệt mài mưu sinh, đẩy chiếc xe đạp cũ rong ruổi trên các tuyến đường lượm ve chai.
Có ngày người ta lượm hết, bà đành ngậm ngùi vì mình chậm chân hơn. Đêm xuống lề đường là nhà, chỗ nào cảm thấy an toàn thì bà ngả lưng. Tứ cố vô thân, bà chấp nhận bởi bà biết rằng chỉ có mình tự thương lấy, lo lấy chứ có ai lo được cho mình nữa đâu. Bệnh tật ở tuổi này là không tránh khỏi, ngày nào có tiền thì mua thuốc, không tiền thì phải cố vượt qua.
Bà Năm hằng ngày đẩy xe nhặt ve chai, tuy không được nhiều tiền nhưng phải cố để tự nuôi thân.
Theo hpfamily