Bài học cuộc sống: Vàng và bùn, thứ gì “đáng giá” hơn?
Trong tôn giáo có một câu chuyện ngụ ngôn như sau: Một cục vàng gặp một cục bùn. Vàng kiêu hãnh nói với bùn: “Ngươi nhìn ngươi xem, xám xì xám xịt, người có óng ánh rực rỡ được như ta không? Ngươi có cao quý được như ta không?” Bùn lắc đầu nói: “Không có, nhưng tôi có thể sinh ra hoa, sinh ra quả, sinh ra cây cỏ, sinh ra vạn sự vạn vật, bạn có thể không? ”. Vàng không biết đáp trả ra sao.
Lập luận của tôn giáo về câu chuyện ngụ ngôn này là ở chữ “Ngộ”: Ý nghĩa của sinh mệnh không nằm ở việc bản thân đáng giá bao nhiêu, mà nằm ở việc bản thân đã tạo ra bao nhiêu giá trị. Sự tồn tại của bạn đem lại lợi ích cho nhiều người, điều này mới chính là giá trị nhân sinh của bạn.
Thoạt nghe thì có vẻ như ẩn chứa nội hàm, nhưng chỉ cần bạn ngẫm kỹ lại một chút thì không khó để hiểu rằng, kiểu “Ngộ” này không tuyệt đối chính xác.
Bởi vì sự thật là con người đang dẫm lên bùn để lấy vàng. Bạn cũng vậy, tôi cũng vậy, anh ta cũng vậy, thậm chí ngay cả người viết ra câu chuyện ngụ ngôn này cũng vậy. Bởi vì có vàng rồi thì có thể mua được tất cả những thứ có thể hoặc không thể sinh ra từ bùn, chẳng hạn như tôm hùm, bít tết, nhà lầu, xe hơi.
Bởi vậy, tượng Bồ tát bằng đất sét không được ưa chuộng như tượng Bồ tát bằng vàng. Ngay cả tổ tiên của bùn-đất, giá trị của nó cũng được ước tính bằng vàng.
Đạo lý rất đơn giản, bùn khắp nơi đều có, vàng thì hiếm, vậy nên trong mắt mọi người, “tác dụng vô dụng” của vàng vượt qua cái “ tác dụng hữu dụng” của bùn.
Con người thường dùng quan điểm chủ quan của mình để ước tính giá trị của một vật hoặc thậm chí của một người, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì mỗi người đều có niềm yêu thích và đam mê riêng. Tuy nhiên, việc đánh giá chung vẫn nên theo lý lẽ và trạng thái thông thường, vì có thể đôi khi sẽ lấy bản thân làm trung tâm để đánh giá, nhưng phần lớn không thể không thuận theo tiêu chuẩn chung, những giá trị phổ quát để đánh giá.
Nghĩa là, sau khi bùn khoe khoang bản thân có bao nhiêu công dụng, và sau khi mọi người cũng đồng ý về công dụng to lớn của bùn, thì vàng chỉ cần nhẹ nhàng nói: “Một lượng vàng có thể đổi lấy hai ngàn cân bùn”, không chỉ tất cả mọi người đều sẽ đồng ý, mà ngay đến cả bùn cũng chỉ có thể gật đầu đồng ý.
Trong thực tế, những người trên thân đeo đầy vàng vẫn luôn được người ta tôn trọng và hoan nghênh hơn những người khắp thân dính đầy bùn. Đây là nhận thức chung và cũng là hiện tượng phổ biến theo lẽ thường.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng, có một số thứ tuy giá trị không cao nhưng lại có những công dụng rất to lớn, không những ai ai cũng cần, mà thậm chí còn vô cùng cần thiết như nước, giấy, giá trị xác thực là không cao, cũng bởi vì số lượng vừa nhiều lại lớn, vì vậy cũng không được xem là quý hiếm.
Ở một phương diện khác, đều cùng là hổ, nhưng hổ lông trắng cực hiếm gặp, vì vậy nó đặc biệt trân quý. Vật càng hiếm thì càng quý, thứ gì có ở khắp nơi, tuy “hữu dụng” nhưng không được xem là quý hiếm, đây là nguyên nhân chủ yếu vì sao vàng lại quý hơn bùn.
Vàng là của hiếm, bùn có ở khắp nơi. Cũng vậy, trong cuộc sống, những thứ khó đắc được nhất, những điều chúng ta bỏ hết công sức mới đạt được, mới là thứ trân quý nhất.
Nguồn: Epochtimes
Lan Hòa biên tập