Học cách xin lỗi để hưởng phúc báo nội tâm
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta không làm chủ được cảm xúc, chúng ta đều từng một lần làm ai đó bị tổn thương. Dù đó có thể là vô ý, nhưng cũng có lúc là cố ý. Mỗi lần như vậy liệu chúng ta có dễ dàng nói ra được lời xin lỗi?
Tuy nhiên, mỗi khi mâu thuẫn đến, liền bị nhân tâm khống chế, dẫn động, rơi vào trong vòng xoáy của tranh đấu, chỉ trích, oán hận, luôn không vừa lòng với người khác, luôn cho rằng đó là lỗi của người khác, không nghĩ ra là còn phải tìm lỗi ở chính mình
Đôi khi biết rõ là bản thân mình sai rồi, trong lòng biết là sai nhưng cũng không thừa nhận, không mở miệng xin lỗi. Nghĩ lại mới thấy mình chẳng phải đang sống vị tư và ích kỷ hay sao?
Trong lòng rất cố chấp cảm thấy không ai xứng đáng để mình xin lỗi, càng không nói đến việc nói lời xin lỗi ai. Căn nguyên này chính là không chịu cúi đầu, không nhận sai, không xin lỗi.
Đây là do đạo đức xuống dốc, chúng ta quen bị nhồi nhét tư duy méo mó và quan niệm bất thiện đã hình thành nên trong tâm thái sự cố chấp mạnh mẽ, tự cho mình là đúng, khinh miệt coi thường người khác, không nghĩ đến cảm nhận của người khác……
Tôi làm việc tại một bệnh viện. Có một lần, khi tôi mở cửa vào phòng điều trị, thì cùng lúc có mấy người liền đi vào. Một phụ nữ lớn tuổi đi thẳng về phía khu vực vô trùng.
Tôi cảm thấy sốt ruột nên hô lớn: “Dừng lại! Đừng đi về phía trước!” Người phụ nữ lớn tuổi nhanh chóng dừng lại, trông bà có vẻ xấu hổ.
Vừa nói xong, tôi lập tức nhận ra mình đã sai khi cư xử quá thô lỗ với bà. Vì vậy, tôi nhanh chóng bình tĩnh lại và nói: “Tôi xin lỗi, tôi không có ý lớn tiếng như vậy. Tôi hy vọng bà sẽ không khó chịu với tôi.”
Bà ấy thở dài: “Cô là bác sĩ. Lời bác sĩ nói thì nào dám lên tiếng phàn nàn chứ?”
Tôi giải thích: “Bà đang đi vào khu vực vô trùng. Chỉ nhân viên mới được phép vào đó. Nhưng tôi xin lỗi vì đã lớn tiếng, thấy bà đi vào nên tôi cảm thấy hơi sốt ruột.”
Người phụ nữ mỉm cười. Những người ngoài cuộc gật đầu với vẻ kính trọng.
Sau ngày hôm đó, tôi nghĩ việc xin lỗi thực sự không khó và nó khiến tôi cảm thấy tốt hơn. Không quan trọng ai đúng ai sai, nếu xin lỗi có thể biểu lộ cái thiện của mình thì chúng ta nên làm điều đó.
Tại nơi làm việc, không chỉ một người nói điều này với tôi: “Bạn đã chịu phục ai chưa! Hay vẫn chỉ trong tình trạng là kẻ tám lạng người nửa cân!” Mỗi khi nghe điều này, tôi đều biện bạch thanh minh, phủ nhận rằng tôi đã cư xử theo cách đó.
Thật ra, khi nhìn lại, tôi thực sự như vậy: Tâm thái cố chấp mạnh mẽ, tự cho mình là đúng, khinh miệt coi thường và không nghĩ đến cảm nhận của người khác, lúc đó không có mấy người có thể lọt vào mắt tôi. Một cái tâm bất hảo mà bên trong mang đầy tranh đấu, oán hận, tật đố v.v. liệu có thể biểu hiện ra bên ngoài sự tường hòa được không?
Ở nhà, tôi luôn là người ra quyết định cuối cùng. Chồng tôi không trực tiếp tranh luận với tôi, nhưng sau lưng tôi, anh đã làm những việc gây thiệt hại cho gia đình, đặc biệt là chơi cờ bạc. Anh chỉ có một khoản thu nhập nhỏ và phải chịu nợ nần vì thói quen chơi cờ bạc.
Vì điều đó, tôi bắt đầu coi thường anh. Tôi sẽ mắng anh mỗi khi anh về nhà muộn. Cảm xúc tiêu cực của tôi đối với anh đã tích lũy qua nhiều năm. Tôi nhận ra rằng mình phải đối mặt với vấn đề này.
Khi vấn để ngày một nghiêm trọng hơn, tôi tĩnh tâm và nhìn lại bản thân mình. Tôi thường xuyên tìm lỗi của người khác và coi thường tất cả những ai làm tổn hại tôi. Tôi đã loại bỏ tâm oán hận mà tôi ôm giữ đối với mọi người xung quanh.
Tôi cảm thấy thương cho chồng mình vì cuộc sống mà anh đang sống. Thật không ngờ là chồng tôi bắt đầu thay đổi. Anh ngừng đánh bạc và ngừng ra ngoài uống rượu vào ban đêm. Một lần trong bữa tối, tôi đã xin lỗi vì trước đây đã nói chuyện gay gắt với anh. Tôi nói: “Chẳng phải sẽ tốt hơn nếu chúng ta dừng tranh cãi từ bây giờ sao?” Anh đã gật đầu.
Tối hôm đó, anh đã rửa bát đĩa, còn nỗ lực để lau sạch cái chảo bẩn. Anh đánh bóng bếp mà không cần tôi nhờ. Tôi chưa bao giờ nghĩ một lời xin lỗi lại có thể có sức mạnh như vậy.
Sáng hôm sau, chồng tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng. Sau khi lau sàn nhà, anh đề nghị chúng tôi đi chợ vì anh muốn nấu bữa tối cho tôi. Trước đây, chồng tôi không làm chút việc nhà nào. Anh sẽ nằm dài trên ghế chơi điện thoại. Anh đã thay đổi thành một người khác.
Tôi cũng bắt đầu hỏi và tôn trọng ý kiến của chồng khi ra các quyết định trong gia đình. Tôi khích lệ anh chia sẻ với tôi suy nghĩ của mình thay vì thụ động như trước đây. Tôi nhận ra rằng tôi từng cho mình là trung tâm.
Sau khi ngừng tìm lỗi ở người khác, tôi đã bắt đầu suy ngẫm về bản thân. Nhận thức được vấn đề gốc rễ này, tôi cảm thấy nội tâm nhẹ hơn rất nhiều, đồng thời tự hỏi bản thân: cúi đầu, thừa nhận sai lầm, xin lỗi thế nào đây? Thực sự khó như thế sao? Sai thì phải cúi đầu nhận sai, xin lỗi một lời, sửa đi là được thôi.
Việc tìm vấn đề của mình lại khó như vậy sao? Ngay cả khi không phải là lỗi của mình, tôi thấy rằng vẫn phải tìm ra vấn đề của bản thân, huống chi mâu thuẫn bắt nguồn từ chính mình?
Những cố chấp trong tâm là quan niệm cạnh tranh được hình thành trong văn hóa giả ác đấu, tất cả mọi thứ phải là đầu tiên, dần dần hình thành tâm sỹ diện, tâm hư vinh, tâm danh lợi, tâm tật đố mạnh mẽ.
Đạo đức ngày càng trượt dốc, mọi người thành đấu sĩ với nhau, vì lợi ích cá nhân mà không từ thủ đoạn nào, cuối cùng làm cho con người tiến tới hủy diệt. Do đó, nếu có giá trị văn hoá cốt lõi trong tâm mình, dùng Chân – Thiện – Nhẫn để không ngừng thuần tịnh bản thân, tu bỏ tâm thái cố chấp cao cao tại thượng, chúng ta sẽ đắc được phúc báo.
Nguồn Zhengjian
Hằng Tâm