Phương pháp giáo dục trẻ tại nhà của cựu Hiệu trưởng 80 tuổi, bạn nên thử!
Theo vị hiệu trưởng, giáo dục ở nhà và giáo dục ở trường là hai bánh của một chiếc ô tô. Đừng thiên vị bất kể bên nào. Con đường là con đường của cuộc đời, sự lớn lên của một đứa trẻ đòi hỏi sự giáo dục đầy đủ tại gia đình và trường học. Bằng cách cân bằng cả hai, chiếc xe này sẽ có thể đi thẳng và an toàn đến điểm cuối trong xã hội tương lai mà không gây ra sự cố nào trên đường đi.
Việc sinh thành và nuôi dưỡng một đứa trẻ chưa bao giờ là dễ dàng, có khi nào bạn cảm thấy áp lực với việc nuôi dạy con cái chưa? Đã bao giờ bạn thở dài, trĩu nặng đôi vai, bất lực khi những đứa con đã không còn nghe lời. Đã bao giờ bạn cảm thấy đứa trẻ của mình đang dần rời xa vòng tay của mình và muốn đứa trẻ của mình bé lại như khi còn thơ dại để mình lại được nâng niu, ôm ấp chưa?
Những cố gắng, nỗ lực, những nỗi đau hằn sâu của cha mẹ để mong những điều tốt đẹp nhất cho con cái…Nhưng đôi khi chúng không hiểu, ngược lại chúng càng ngày càng có xu hướng trở nên ngỗ ngược, không nghe lời và dần rời xa chúng ta.
Việc nuôi dạy con cái có thật sự khó khăn như vậy? Theo như một cựu hiệu trưởng – đồng thời là một nhà giáo dục nổi tiếng ở Nhật Bản, trong buổi gặp mặt với các bậc phụ huynh học sinh ông đã chia sẻ đến các bậc phụ huynh cách nuôi dạy con cái mà ông vẫn hằng thực hiện.
Ông nói rằng việc nuôi dạy con cái thực ra không đến mức khó khăn như vậy. Ông nói, trong xã hội ngày nay ai giỏi giao tiếp là đã thành công một nửa rồi, phép lịch sự và niềm đam mê chính là khởi đầu của giao tiếp và là chìa khóa để mở cửa trái tim con người. Nếu cha mẹ không hiểu tầm quan trọng của phép lịch sự, thì không thể dạy con tốt, vì vậy để dạy chúng một cách dễ dàng và hiệu quả thì hãy thử làm theo phương pháp sau đây của ông:
Ông nói hãy nói to điều này mỗi ngày. Đó chính là lời “chào buổi sáng” mà ai cũng có thể nói được.
Không ai nghĩ rằng đó lại là một từ đơn giản như vậy và mọi người đều thắc mắc tại sao từ đơn giản này lại quan trọng đến thế.
Nhìn thấy vẻ mặt thắc mắc của các bậc phụ huynh, cựu hiệu trưởng tươi cười giải thích.
“Đừng coi thường từ này. Tôi đã sử dụng nó hàng ngày. Nếu bạn không tin, thì bắt đầu từ sáng mai bạn hãy làm thử một lần để kiểm tra xem sao. Hầu hết những người ở đây đều là các bà mẹ và mọi người hầu như đều rất bận rộn vì phải dậy sớm mỗi ngày để nấu bữa sáng và làm việc nhà. Có thể vì vậy, nên mọi người thường bỏ lỡ một điều nhỏ. Đó là một lời chào.
Từ ngày mai khi bạn thức dậy vào mỗi sáng sớm, trước tiên hãy thử nói to với chồng của bạn “ Chào buổi sáng”. Tôi chắc chắn rằng chồng và các con của bạn sẽ nói: “Chuyện gì đang xảy ra vậy? ” Hôm nay có chuyện gì xảy ra vậy? Bọn trẻ cũng sẽ ngạc nhiên “Tại sao mẹ lại chào lịch sự như vậy?”
Tôi chắc chắn rằng có thể lúc đầu bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và chào bằng giọng ngượng ngùng, bẽn lẽn. Không sao đâu, bạn sẽ quen thôi. Sẽ không ai chê trách hay gét người nào nở nụ cười và gửi lời chào tới mình đâu. Nó chỉ là xấu hổ lúc đầu thôi”.
Ông nói “Nếu bạn tiếp tục vào mỗi sáng, không khí trong nhà bạn chắc chắn sẽ thay đổi. Không ai có thể không thích. Con cái bạn chúng sẽ không thể bỏ qua mẹ của chúng, và chúng sẽ chào hỏi lại bạn một cách lịch sự, chúng sẽ trở nên cư xử tốt hơn mà bạn không phải hét lên “Hãy ngoan ngoãn đi.””
Cựu hiệu trưởng giải thích cặn kẽ hơn. “Trong nhiều trường hợp, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến con người, vì vậy nếu ai ở trong một môi trường lịch sự, người đó sẽ tự nhiên có được những cách cư xử và phép tắc đúng mực với những người xung quanh.
Mà trẻ con thì thường rất hay bắt chước người lớn. Từ lời nói, hành động của người lớn sẽ tạo ra môi trường và sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Điều này nhìn thì có vẻ dễ dàng, nhưng nó thực sự rất quan trọng. Có thể bạn sẽ lúng túng khi bắt đầu.
Nhưng theo thời gian, nó sẽ trở thành thói quen. Bạn có biết sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái vượt xa sức tưởng tượng của chúng ta. Một lời chào rạng rỡ vào buổi sáng sớm sẽ sưởi ấm trái tim của con bạn, và giúp con bạn trở nên rạng rỡ và vui vẻ suốt cả ngày hôm đó”.
Ngoài ra, cựu Hiệu trưởng cũng chia sẽ thêm bốn điều mà các bậc phụ huynh nên để tâm đến:
Đầu tiên, đó là thời kỳ sơ sinh thì sự tiếp xúc, âu yếm trẻ là quan trọng nhất. Thứ hai là đừng buông tay ở tuổi ấu thơ. Thứ ba là luôn dõi theo khi ở tuổi đến trường . Thứ tư cho dù bạn không luôn dõi theo nhưng tuyệt đối đừng để mất kết nối tâm hồn khi trẻ ở tuổi vị thành niên.
Theo cựu hiệu trưởng, khi trẻ mới sơ sinh, đó là lúc trẻ mới làm quen với thế giới, không thể nói hoặc đi lại, điều này khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn và dễ bị bất an. Khi đó, những cái ôm, những cử chỉ vuốt ve, âu yếm từ bố mẹ có thể mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và vui vẻ nhất, cảm giác lo lắng, cô đơn sẽ tan biến.
Khi còn là một đứa trẻ, bọn trẻ sẽ có thể đi bộ, tò mò về mọi thứ, đã có thể truyền đạt những nguyện vọng và cảm xúc cơ bản của mình, lúc này tính tự lập cũng bắt đầu được hình thành và chúng luôn muốn cố gắng để được làm mọi thứ một cách độc lập. Tuy nhiên, vì không biết nguy hiểm nên chỉ cần bạn rời mắt một chút là có thể mất dấu và rất nguy hiểm, vì vậy đừng vội buông tay. Bạn cũng phải dạy bọn trẻ các kỹ năng sinh hoạt cơ bản như ăn uống, đi vệ sinh, mặc quần áo.
Tuổi học trò hay còn được gọi là thời kỳ nổi loạn, cũng không có gì khó khăn, điều quan trọng là phải giữ lý trí. Trẻ lúc này đã có những khả năng sống cơ bản và biết những phép tắc tối thiểu nên cha mẹ đừng cố can thiệp vào mọi chuyện, cứ để mặc là được. Tuy nhiên, vì còn chưa trưởng thành nên trẻ có thể sẽ gây ra một số vấn đề. Vì vậy, lúc này cha mẹ cần quan tâm, điều quan trọng là cho trẻ cảm thấy yên tâm vì mình luôn bên cạnh. Hãy cho con bạn một không gian và sự tin tưởng nhất định, nhưng hãy luôn dõi theo chúng, hướng dẫn, an ủi, động viên đúng lúc, như vậy con bạn sẽ không trở nên nổi loạn.
Ở tuổi vị thành niên, đứa trẻ đã có thể độc lập hoàn toàn, nhưng để tránh cảm giác cô đơn, bạn phải dạy trẻ rằng dù chúng ở đâu, bố mẹ đều ở bên cạnh chúng và gia đình chúng ta luôn gắn bó với nhau. Chính vì vậy, dù có không liên tục dõi theo đi chăng nữa thì cũng không được để bị mất kết nối với chúng đặc biệt là về tinh thần.
Những điểm này là bản chất cơ bản của giáo dục trẻ em truyền thống. Luôn chú ý đến trạng thái tinh thần của trẻ, suy nghĩ theo quan điểm của trẻ, đo lường khoảng cách cần thiết để trẻ không cảm thấy cô đơn, và nuôi dạy trẻ thành người có thể tự lập trong xã hội một cách hợp lý.
Đó là những lời dạy rất đơn giản, nhưng nó bao hàm tất cả những yếu giáo dục toàn diện tại nhà. Sự quan tâm nhẹ nhàng, hợp lý của cha mẹ và sự dạy dỗ từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày có thể giúp trẻ có tinh thần tích cực, lành mạnh, nhân văn, và trong tương lai dù có bước vào xã hội, chúng cũng sẽ không nhầm đường.
Theo vị hiệu trưởng, giáo dục ở nhà và giáo dục ở trường là hai bánh của một chiếc ô tô. Đừng thiên vị bất kể bên nào. Con đường là con đường của cuộc đời, sự lớn lên của một đứa trẻ đòi hỏi sự giáo dục đầy đủ tại gia đình và trường học. Bằng cách cân bằng cả hai, chiếc xe này sẽ có thể đi thẳng và an toàn đến điểm cuối trong xã hội tương lai mà không gây ra sự cố nào trên đường đi.
Nguồn: Epochtime.jp
Mộc Hương biên dịch