Tại sao mũ quan triều Tống lại có cánh dài cả mét
Khi dịch bệnh được cải thiện hơn, nhiều trường học ở một số khu vực ở Trung Quốc đã mở cửa. Ngày 26 tháng 4, trường tiểu học Hàng Châu, để giữ cho mỗi học sinh giữ một khoảng cách với nhau, trường học đã đưa ra một quy định rất sáng tạo và thú vị đó là: Cho học sinh trong trường học đội “mũ một mét”.
Đây là những hình ảnh dễ thương và thú vị, nhưng những người am hiểu lịch sử hẳn cảm thấy chiếc mũ này rất quen thuộc, đây vốn là chiếc mũ được sử dụng ở nhiều triều đại, đặc biệt là triều đại nhà Tống.
Mũ chính thức của triều đại nhà Tống nổi tiếng là có cánh dài. Tuy nhiên chiếc mũ cánh dài này cũng không phải là sự phát minh đầu tiên của những chiếc mũ có cánh hai bên, mà đó là kết quả của sự phát triển của những lần thay đổi trước đó.
Chiếc mũ thắt hai bên ban đầu xuất hiện vào đầu nhà Đường, hai góc gập lên đỉnh đầu và thắt nút, hai góc nhỏ còn lại thắt nút và rũ xuống ở phía sau.
Sau khi hai chiếc cánh nhỏ được thắt nút, treo phía sau và lắc lư, mọi người dần cảm thấy chúng không đẹp hoặc không đủ nghiêm túc nên đã tìm mọi cách để tạo ra nhiều kiểu thiết kế khác nhau.
Sau đó nhà Tống chỉ tiếp tục xu hướng phát triển này của cuối nhà Đường và năm triều đại trước, và cường điệu hóa nó hơn.
1. Đây không phải là thiết kế chỉ để ngăn các quan chức thì thào bàn tán
Nhiều người nhận định rằng chiếc mũ cánh dài cả mét này là một sự sáng tạo của Hoàng đế Tống Thái Tông để ngăn các quan đại thần đứng gần nhau thì thầm, bàn tán, không tôn trọng nhà vua, khiến vua vô cùng tức giận.
Nhưng đó cũng chỉ là một khía cạnh. Vào thời điểm đó, bất cứ ai cũng có thể sử dụng chiếc mũ có cánh dài này từ thái tử, cho đến các quan chức, thậm chí cả nhạc công, nghi lễ, thị vệ, diễn viên đều có thể sử dụng nó trong nhiều dịp. Nếu nó chỉ được thiết kế để ngăn các quan chức xì xào bàn tán, thì tại sao bản thân hoàng đế và những người hầu cận bên ngoài cũng đội nó?.
2. Thiết kế mũ dài này giúp cho mọi người chú ý đến tư thế của mình hơn
Trong lễ nghi truyền thống, từ cổ xưa đã có những bài học hay về các hành vi cử chỉ đứng ngồi của con người. Tướng đi, tướng đứng, tướng ngồi cũng nói lên phẩm cách và địa vị của một người.
Do đó, khi triều thần thời Tống Thái Tông đội chiếc mũ vướng víu có cánh dài cả mét này phải đặc biệt để ý không gian xung quanh, chú ý dáng đi đứng, tư thế ngồi để tránh va vào người khác. Từ đó, chiếc mũ giúp các quan có thể rèn luyện tư thế nghiêm túc cho phù hợp với phẩm chất là một quan bề trên.
Tuy nhiên, kiểu mũ này các quan sẽ chỉ đội trong những dịp trọng đại, ví dụ như khi buổi chầu, tham gia lễ tế hoàng cung, các công việc thay mặt cho triều đình, và những dịp trang nghiêm, chứ không cần sử dụng trong đời sống thường nhật.
Thiên Hà biên tập
Nguồn: sohu.com