Tìm hiểu về học thuyết tạng phủ kinh lạc
Học thuyết tạng phủ kinh lạc là một trong bộ phận trọng yếu của lý luân đông y. Các phương pháp chữa bệnh của Đông y như: uống thuốc, châm cứu cũng như tân châm đều rút ra từ tinh hoa của học thuyết Tạng phủ kinh lạc.
PHẦN I: TẠNG PHỦ
Đông ty nhận thức: Tạng phủ một mặt là chỉ thực chất các cơ quan nội tạng, mặt khác còn chỉ hoạt động sinh lý và biến hóa bệnh lý của các cơ quan nội tạng, mặt khác chỉ sự hoạt động sinh lý và biến hóa bệnh lý của các cơ quan nội tạng. Ví dụ
Tâm là gì? Y học hiện đại cho rằng chức năng sinh lý của tâm là quản lý sự tuần hoàn máu, nhưng đông y cho rằng: tâm không những chỉ quản về sự tuần hoàn máu ( tâm huyết mạch), mà còn có liên quan mật thiết tới tinh thần ý chí của con người ( tâm tàng thần, tâm quân chủ chi quan, thần minh xuất yên). Do đó tâm mà Đông y quan niệm không phải là đơn thuần chỉ ” quả tim giải phẫu” ngày nay, mà còn bao gồm các hoạt động sinh lý và biến hóa bệnh lý của hệ thần kinh.
Thận là gì? Hiện nay ta thường biết chức năng của thận chủ yếu là tiết liệu. Nhưng chữ thận của đông y ngoài các nội dung bao quát chức năng bài tiết nước tiểu ra( thận chủ thủy), còn có một chức năng khác quan trọng hơn, đó là chức năng về sinh dục( thận tàng tinh) và về tuyến nội tiết( thận chủ mệnh môn chi hỏa, thận vi tác cường chi quan). Cho nên người xưa thường nói: Thận tàng trữ tinh dịch và tinh khí của con người, là cơ sở của sinh mệnh, nhờ có thận mà tinh lực mới dồi dào, cơ thể mới cường tráng lao động bền bỉ.
Can là gì? Ngoài chức năng chứa huyết như gan( can tàng huyết), còn thấy còn có quan hệ mật thiết với hoạt động sinh lý và hiện tượng bệnh lý của hệ thần kinh . Sách có viết “Can vi tướng quân chi quan, chủ mưu lự…” Tức là can như bộ phận chỉ huy quyết định và chủ trương các việc trong cơ thể. Hoặc nói về bệnh lý ” Can dương thiên thịnh” sẽ thấy váng đầu, hoa mắt ù tai, đỏ mặt. Vậy can mà người xưa quan niêm ngoài nghĩa hẹp chỉ lá gan còn nghĩa rộng nữa chỉ công năng thần kinh.
Tỳ là gì? ” Tỳ chủ vận hóa” tức là công năng chủ yếu của tỳ là vận chuyển và tiêu hóa thức ăn
Tạng phủ là viết tắt của ngũ tạng lục phủ. Ngũ tạng gồm : Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận
1.Tâm và biểu tượng:
Công năng của tâm có ảnh hưởng tới tất cả các tạng phủ khác. Công năng chủ yếu của Tam là” chủ huyết mạch” điều khiển sự tuần hoàn của thân. Tâm còn “chủ thần kinh”, quản lý hoạt dộng về tinh thần, ý trí và tư duy của con người và còn có hệ với lưỡi.
Khi tâm có bệnh, có thể xuát hiện hội chứng:
- Tâm dương bức túc: sợ sệt ,hoang mang, ra mồ hôi nhiều, tim đập mạnh, không yên, tinh thần tán loạn, chất lưỡi hồng nhạt,mạch nhược.
- Tâm dương thiên thịnh: Cười nói bất thường, phát điên, không yên, bực dọc khó ngủ.
- Tâm âm bất túc: Sắc mặt vàng úa, ngủ nhiều, mọng mị, tim đạp nhanh,dễ kính sợ,tinh thần không yên,chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế
- Tâm hỏa thượng viên: lưỡi, miệng loét,mát đỏ, sưng đau, nước tiểu đỏ,ít.
- Tâm thuộc lý, tiểu trường thuộc biểu: Chức năng của tiểu trường là tiêu hóa thức ăn, hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Khi tiểu trường có bệnh, thường biểu hiện: Hư chứng: Kém tiêu, ỉa lỏng, nước tiểu nhiều và trohực chứng: Bụng dưới đau, nước tiểu ít va đỏ( khi tiểu đau rát niệu đạo)
2. Can và đờm
Chức năng của Can là tàng chứa huyết dịch và điều tiết lượng máu,quản lý hoạt động của gân, khớp trong toàn thân và có quan hệ mật thiết với sự biến hóa về tình cảm, lý trí của con người và nó cũng có quan hệ khăng khít với chức năng của mắt. Khi can có bệnh, có thể xuất hiện nhiều hội chứng
- Can âm bất túc: Kinh nguyệt ít, móng chân, móng tay,da khô, thị lực giảm, quáng gà,chân tay co rút, gân cơ rung giật, mạch huyết tế.
- Can dương thiên thịnh: Váng đầu, hoa mắt, mặt đỏ, dễ cáu, miệng đắng cổ khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,mạch huyền ác
- Can khí hoành nghịch: Tức ngực, đau sườn, bungjtreen đầy trướng, nôn ợ chua, phân ít, mạch huyền.
Can thuộc lý đởm thuộc biểu: Can và đởm có quan hệ biểu lý. Chức năng của đởm là tàng chứa và tiết mật, tham gia vào sự hoạt động tinh thần của con người. Can hỏa vượng sẽ gây ra đởm hỏa vượng với biểu hiện: miệng đắng, sườn đau, đầu đau, chóng mặt…
3. Tỳ và vị
Chức năng chủ yếu của tỳ là tiêu hóa thức ăn rồi đem những chất dinh dưỡng tới toàn cơ thể. Tỳ còn có nhiệm vụ giữ máu, điều hòa máu trong cơ thể con người,không để xayra hiện tượng xuất huyết
Tỳ có bệnh, có thể xuất hiện nhiều hội chứng:
- Tỳ dương hư: Không muốn ăn, tiêu hóa kém, hơi thở ngán, mệt nhoài, chân tay lạnh, sắc mặt vàng úa, phân sền sệt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch hư hoãn.
- Tỳ hư thấp thịnh: ăn uống vô vị, bụng đầy, đau lâm râm người mệt, chân tay lạnh hoặc phù thũng, hoàng đởm, nước tiểu ít, phân lỏng, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm hoạt.
- Tỳ âm hư: Miệng nhạt, vô vị, không muốn ăn
- Tỳ bất thống huyết: Kinh huyết quá nhiều, băng lậu, ỉa ra máu, sản hậu băng huyết, nôn ra máu, chảy máu cam.
Tỳ thuộc lý, vị thuộc biểu: Tỳ và vị có quan hệ biểu lý; chức năng chủ yếu của vị là tiêu hóa thức ăn, cùng với tỳ hoàn thành nhiệm vụ nuôi dưỡng cơ thể.
4. Phế và đại đường
Công năng chủ yếu của phế là tiến hành hô hấp phổi và hô hấp mô để duy trì mọi hoạt động của sinh mệnh. Phế có quan hệ mật thiết với da lông. Chức năng của phế tốt thì da lông kiên thực, sức chống đỡ với hiện tượng bên ngoài sẽ mạnh. Phế khí hư thì da lông kém sức đề kháng kém, dễ cảm mạo.
Đại đường có bệnh thường có hội chứng: Táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng kèm mũi máu, đau bụng, tức ngực, khó chịu.
5. Thận và bàng quang
Thận có chức năng rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu thận có bệnh thì dẫn đến
Thận âm hư: ốm yếu, mệt nhọc, đầu váng, tai ù, mỏi lưng, mỏi gối, di tinh, mất ngủ, chân tay hâm hấp nóng.
Thận dương hư: Gầy gò, mặt sạm đen,chân tay lạnh, buốt lạnh ở sống lưng, di tinh tảo tiết, nước tiểu ít,phù thũng, thở dốc, phân lỏng, chất lưỡi nhạt, mạch trầm , vô lực
Thận thuộc lý, bàng quang thuộc biểu. Chức năng của bàng quang chủ yếu là chứa và bài tiết nước tiểu. Khi bàng quang có bệnh quang có bệnh thường có hội chứng đái dầm, đái ra máu, đái không hết nước , đái đục, đái ra sỏi
Xem tiếp phần sau