Tình yêu của người mẹ vĩ đại mang đến cho con cái nghị lực phi thường
Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lúc ta cảm thấy bế tắc, nhưng cũng chỉ như những phép thử, khó khăn thử thách được đặt ra để tôi luyện con người trở nên can đảm và mạnh mẽ. Nếu có đủ ý chí nghị lực, chắc chắn không có chướng ngại nào có thể ngăn cản được bước chân bạn hướng đến thành công.
Câu chuyện sau đây đã lấy đi của tôi nhiều nước mắt: Một người con thật đáng thương và một người mẹ thật vĩ đại.
“Lúc mới sinh ra, cậu bé đã bị mù. Khi cậu lên 6, một việc xảy ra làm em không tự giải thích được. Buổi chiều nọ, em đang chơi đùa cùng các bạn, một cậu bé khác đã ném trái banh về phía em. Chợt nhớ ra cậu bé la lên:
Coi chừng ! Quả banh sắp văng trúng đấy.
Quả banh đã đập trúng người cậu, và cuộc sống của cậu không như trước đây nữa. Cậu bé không bị đau, nhưng cậu thật sự băn khoăn.
Cậu quyết định hỏi mẹ: Làm sao biết điều gì sắp xảy ra cho con trước khi chính con nhận biết được điều đó ?
Mẹ cậu thở dài, bởi cái giây phút bà e ngại đã đến! Đã đến cái thời khắc đầu tiên mà bà cần nói rõ cho con trai mình biết: “Con bị mù!”.Rất dịu dàng bà cầm bàn tay của con, vừa nắm từng ngón tay và đếm:
Một – hai – ba – bốn – năm. Các ngón tay này tựa như năm giác quan của con vậy. Ngón tay bé nhỏ này là nghe, ngón tay xinh xắn này là sờ chạm, ngón tay tí hon này là ngửi, còn ngón bé tí này là nếm. ..”.
Ngần ngừ một lúc, bà tiếp: Còn ngón tay tí xíu này là nhìn. Mỗi giác quan của con như mỗi ngón tay, chúng chuyên chở bức thông điệp lên bộ não con”. Rồi bà gập ngón tay bà đặt tên “nhìn”, khép chặt nó vào lòng bàn tay của con, bà nói:
Con ạ! Con là một đứa trẻ khác với những đứa khác, vì con chỉ có bốn giác quan, như là chỉ có bốn ngón tay vậy: một – nghe, hai – sờ, ba – ngửi, bốn – nếm. Con không thể sử dụng giác quan nhìn. Bây giờ mẹ muốn chỉ cho con điều này. Hãy đứng lên con nhé.
Hãy tự tin vào chính mình, cuộc sống luôn ưu ái những ai biết vươn lên! Hãy gửi thông điệp này đến những người khuyết tât!
Cậu đứng lên. Bà mẹ nhặt trái banh lên bảo: Bây giờ con hãy đặt bàn tay của con trong tư thế bắt trái banh. Cậu mở lòng bàn tay và trong khoảnh khắc cậu cảm nhận được quả banh cứng chạm vào các ngón tay của mình. Cậu bấu chặt quả banh và giơ lên cao.
Giỏi ! Giỏi ! – Bà mẹ nói – Mẹ muốn con không bao giờ quên điều con vừa làm. Con cũng có thể giơ cao quả banh bằng bốn ngón tay thay vì năm ngón. Con cũng có thể có và giữ được một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc với chỉ bốn giác quan thay vì năm nếu con bước vào cuộc sống bằng sự nỗ lực thường xuyên!
Cậu bé không bao giờ quên hình ảnh “bốn ngón tay thay vì năm”. Đối với cậu đó là biểu tượng của niềm hy vọng. Và hễ cứ mỗi khi nhụt chí vì sự khiếm khuyết của mình, cậu lại nhớ đến biểu tượng này để động viên mình. Cậu hiểu ra rằng mẹ cậu đã nói rất đúng. Cậu vẫn có thể tạo được một cuộc sống trọn vẹn và giữ lấy nó chỉ với bốn giác quan mà cậu có được.
Cậu bé thật hạnh phúc vì cậu có một người mẹ vĩ đại! Người mẹ ấy đã cho con mình biết được điều không may của cậu bé thật đáng để mỗi người chúng ta học tập, rồi cái cách cậu bé tiếp nhận sự thật cũng khiến người đọc trào dâng một niềm trân trọng cảm cảm kích.
Cậu bé vững vàng đối diện sự thật đó mà không một day dứt băn khoăn, để rồi em tự vươn lên cứng cáp giữa cuộc đời một cách tự tin, kiêu hãnh. Có sao đâu” Con hãy làm mọi việc với bốn ngón tay như là con có năm ngón tay vậy”. Người mẹ đã cho em một niềm tin, một nghị lực, gieo vào cuộc sống của em một hy vọng mãnh liệt để em không còn bất cứ mặc cảm nào.
Tình yêu thương của cha mẹ sẽ dần lấp đầy khoảng trống, khoảng thiếu hụt với những trẻ em kém may mắn. Đó là “điểm tựa” để các em lớn lên trong sự thương yêu, chăm sóc của gia đình, cộng đồng và những người xung quanh.
Nhung Nguyễn biên tập