Việc tạc tượng Phật vốn là việc có công đức vô lượng nhưng tại sao người tạc tượng Phật lại nhận kết quả bi thảm
Trên bức tường đá ở bờ bắc chân núi Vũ Châu, Sơn Tây, vẫn còn một số kiệt tác kinh điển của đỉnh cao nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc đầu tiên, một hang động rất nổi tiếng là hang động Vân Cương nằm dưới chân núi Vũ Châu.
Động Vân Cương kéo dài khoảng một km từ đông sang tây, với hơn 51.000 bức tượng. Những bức tranh khắc trên đá và những bức tranh tường kể lại cho mọi người nghe hết câu chuyện này đến câu chuyện khác trong Phật giáo.
Nhìn những bức tượng tinh xảo và sống động như thật này, người ta không khỏi thắc mắc, những người thợ điêu khắc những bức tượng này là ai? Họ đến từ đâu? Mặc dù chúng ta không có cách nào để biết tất cả những điều này, nhưng từ những kiệt tác được lưu truyền lại, chúng ta có thể cảm nhận được niềm tin và sự chăm chỉ của những người thợ xây.
Câu chuyện xuyên thời gian của người tu luyện
Một người tu luyện du hành xuyên thời gian và không gian và thấy rằng vào thời Bắc Ngụy hơn một nghìn năm trước, có tiếng đập đá rất rõ ràng, và một nhóm thợ xây không rõ danh tính đang hăng hái đào hang.
Môi trường ở đây lúc đó rất khó khăn, nhưng những người thợ xây, với lòng thành kính với thần linh, với tấm lòng trong sáng, đôi bàn tay khéo léo và thô ráp, đã thể hiện ra khung cảnh của thế giới Phật Quốc.
Không khí linh thiêng và trang nghiêm bao trùm khắp các hang động trên núi, người dân đã được nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện thần kỳ về việc tin vào Phật. Nhưng một ngày nọ, một điều bất ngờ đã xảy ra.
Vào buổi sáng hôm đó, nắng vàng chiếu khắp trên núi và dưới mặt đất. Những người thợ xây đến hang đá như thường lệ và tiếp tục hoàn thành công việc. “Ding ding dang dang” và “ding ding dang dang” tiếng chạm khắc trên đá lần lượt vang khắp không gian.
Đột nhiên, có một tiếng nổ lớn, và một tảng đá lớn lăn xuống bức tường đá đang được chạm khắc và đập vào những người thợ thủ công dưới bức tường đá.
Sau khi những lớp bụi đá lắng xuống, một số thợ đã từ từ đứng dậy khỏi mặt đất, họ nhìn bản thân và nhìn xung quanh. Họ rất nhạc nhiên khi nhìn thấy một tảng đá lớn như vậy rơi xuống chỗ của họ mà tất cả họ đều bình an vô sự, họ thật sự rất cảm động vì họ nghĩ trời Phật đã bảo hộ họ!.
Nhưng họ bất ngờ phát hiện ra hòn đá đã đập vào đúng người đang chế tác tượng Phật, người thợ này hấp hối, chỉ được một lúc sau là qua đời.
Sau sự việc này mọi người đều thấy rất kỳ lạ. Tất cả mọi người đều cảm thấy rằng họ từ các nơi khác nhau ở Trung Quốc đến đây chạm khắc với lòng ngưỡng mộ đối với các vị Thần và Phật, mong bình an, sức khỏe và tuổi thọ. Làm sao tai nạn như vậy lại có thể xảy ra?
Người bạn đời đó đã ngày đêm hòa thuận với chúng tôi, với anh chị em và mọi người đến đây hàng ngày để tạc tượng Phật, tại sao Thần Phật lại bảo hộ cho người khác mà không phải là anh ta? Mỗi người đều có đủ loại câu hỏi trong đầu và họ không cách nào lý giải được.
Ba ngày sau, có một cơn mưa phùn ở chân đồi. Trong cơn mưa phùn, bất ngờ bức tượng Phật được được chạm khắc tỏa ra ánh sáng vàng rực, mọi người vô cùng kinh ngạc. Chẳng mấy chốc, người dân đã tập trung trước tượng Phật, ai cũng đến đây để xem và chiêm bái.
Một lúc sau, tại nơi xảy ra vụ tai nạn, bóng dáng người thợ đá bị đá rơi vào người mơ hồ hiện ra. Lúc này, tượng Phật như được hiện linh. Đức Phật giơ cánh tay lên và chỉ vào người thợ đá, và đầu người đó được phóng đại hơn mười lần.
Đức Phật đã thể hiện thần thông của mình và cho mọi người biết những suy nghĩ thực sự trong tâm trí của người tạc tượng trong lúc đang tạc tượng Phật: Hóa ra người này trong lúc tạc tượng có ý nghĩ muốn trả thù người khác. Không những thế, khi hắn nhìn thấy tiểu thư của mấy gia tộc đều xinh đẹp mỹ miều đã không ngừng phát sinh dục vọng không đúng đắn.
Đức Phật đã điểm hóa cho anh ta nhiều lần, nhưng bản thân anh ta không có ý định sám hối. Tiếc rằng ác niệm trong tâm anh ta không thể trừ bỏ được. Do vậy Thần Phật cũng không còn cách nào có thể giúp anh ta thoát khỏi kiếp nạn này.
Trong khi những người thợ xây khác khi tạc tượng Phật, họ đều là những người có tâm trong sáng và thành kính, tất cả những ý nghĩ ngay thẳng và nhân hậu này cũng mang đến cho họ sự che chở và bảo hộ của Thần và Phật.
Bình thường khi có ý nghĩ xấu đã là không đúng rồi, nhưng trong lúc tạc tượng Phật mà có ý nghĩ xấu là đắc tội quá lớn, dù Thần Phật từ bi đã điểm hóa rất nhiều lần nhưng vẫn không xám hối, cho nên mới có kết cục bi thảm như vậy.
Câu chuyện này cũng thức tỉnh rất nhiều người trong xã hội hiện nay, đi lên chùa bái lạy tượng Phật mà trong tâm lại nghĩ đến toàn chuyện xấu xa. Tâm của chúng ta nghĩ gì có thể người thường không biết, nhưng một niệm của chúng ta Thần Phật đều sáng tỏ, vậy nên phàm là những nơi tôn kính thì mọi người cần nhớ mang theo tâm thuần khiết và thành kính.
Biên tập: Thiên Hà
Nguồn: soundofhope