Tỳ hư đa tình, thận hư đa dục! Người hay suy nghĩ cần bồi bổ tỳ thận
Không biết mọi người có phát hiện ra hay không, xung quanh chúng ta luôn không thiếu những người có nhiều tâm sự, hay suy nghĩ, quá lo lắng. Đi làm lo nghĩ trước sau vì công việc; về nhà vắt óc vì chuyện vặt vãnh trong gia đình.
Suy nghĩ, có thể được coi là một điều tốt; nhưng suy nghĩ miên man lại đáng lo, có nghĩa là trong một trạng thái bất thường, suy nghĩ không ngừng, miên man bất định. Biểu hiện chính là, cả ngày mệt mỏi, không thèm ăn, thường xuyên đi tiểu, không chú ý một chút sẽ bị tiêu chảy, sau khi gặp gió sẽ bị đau đầu. Khi về nhà, biểu hiện vô cùng lười biếng, bàn tay không muốn nâng lên. Thật ra, đây cũng không phải là lười biếng thật, mà quả thực là không có sức làm việc, hoạt động hoặc lao động.
Biện chứng: chứng thuộc về tỳ khí không đủ, trung tiêu thất cố.
Người như vậy làm việc tương đối chậm chạp. Một chuyện rất nhỏ cũng suy đi nghĩ lại. Nếu dùng một câu tổng kết chính là, thời thời khắc khắc đều đang ưu tư, không ngừng lải nhải, càm ràm.
Vậy tại sao điều này xảy ra?
Các triệu chứng trên xảy ra chủ yếu là do người này tỳ thận suy nhược. Mà sự không đủ này của tỳ thận, chính là nhân tố căn bản nhất khiến suy nghĩ trong đầu không ngừng, tâm thần bất minh.
Sở dĩ không ngừng suy nghĩ, lo lắng, nghi ngờ trùng điệp, thậm chí hồi tưởng liên miên, mạch suy nghĩ không thể kiểm soát quanh quẩn trong đại não, đây là biểu hiện suy yếu của năng lực thu nhiếp (tự thu hồi, kiểm soát ý nghĩ) của cơ thể.
Ví dụ như những bệnh nhân nằm trên giường bệnh, nếu hơi nhàn rỗi, sẽ hồ tư loạn tưởng. Nó giống như, một khi con người bị bệnh, họ thường suy ngẫm lại những chuyện đã qua trong cuộc đời của mình. Mà đây chính là do khả năng thu nhiếp của thân thể giảm xuống, không cách nào để kiểm soát tâm trí cùng ý chí của mình.
Trong ngũ tạng, quan hệ mật thiết nhất với thu nhiếp chính là tỳ và thận. Tỳ thống huyết, nói cách khác không để cho huyết trong cơ thể chúng ta tùy tiện ra bên ngoài. Tỳ còn có khả năng hóa xuất sinh khí. Mà khí lại có tác dụng cố nhiếp (không làm cho khí huyết trong cơ thể bị thiếu hoặc tràn ra ngoài). Cho nên chúng ta mới nói, tỳ có năng lực thống nhiếp, tức là có khả năng thống lĩnh, kiểm soát.
Thận, là chủ phong tàng (nơi dự trữ chính), đồng thời cũng là chủ tàng tinh. Cho nên, nếu tỳ thận suy nhược, như vậy khả năng thu nhiếp của thân thể chúng ta sẽ suy yếu. Và điều này thể hiện trong tâm trí của chúng ta là cả ngày hồ tư loạn tưởng, suy nghĩ lung tung và nghi ngờ quá mức.
Biểu hiện như vậy trong cuộc sống ngày nay rất nhiều. Ví dụ, đàn ông sau tuổi 50 và 60, có thể xuất hiện lo lắng, đa nghi, khó chịu, làm việc thiếu kiên nhẫn và khó quyết định, thay đổi tâm trạng mỗi ngày. Điều này có liên quan trực tiếp đến sự suy giảm androgen trong y học hiện đại. Trong quan điểm của y học Trung Quốc, là Tỳ và Thận suy nhược, không thể kiểm soát suy nghĩ của chính mình.
Còn có những ” thể chất Lâm Đại Ngọc”, thuộc về thể chất khí uất, chính là những cô gái thoạt nhìn rất nhỏ gầy. Trên cơ bản họ đều không phải loại tính cách vô tư, tùy tiện cẩu thả, mà ngược lại, tâm tư đều tương đối tinh tế tỉ mỉ, thậm chí có thể đa sầu đa cảm. Điều này cũng là do tỳ hư. Tỳ tàng ý, tỳ hư ý khó giấu. Vì vậy, tâm lý luôn luôn mang tâm sự, lo âu.
Ngoài ra, khi mọi người lớn tuổi, đảm tử (túi mật) sẽ nhỏ hơn nhiều. Điều này là vì thận khí suy yếu do tuổi tác. Thận tàng chí của chúng ta. Thận khí suy nhược, thần trí khó định. Vì vậy, khi làm việc thiếu quyết đoán, dễ mà suy nghĩ quá độ, hay hồi tưởng quá khứ và mơ tưởng về tương lai.
Tỳ thận lưỡng hư nên làm gì?
Nếu có các triệu chứng của tỳ thận lưỡng hư, tỳ thận dương hư, tỳ dương không đủ, tỳ hư khí yếu, thận dương không đủ, thận khí bất cố, chúng ta có thể cứu ngải 3 huyệt vị là tỳ du, thận du cùng mệnh môn, để đạt được mục đích bổ tỳ thận.
Thảo Nguyên biên dịch
Nguồn: Sound of hope