Vết thương trong tâm hồn, dù có lành thì vẫn luôn để lại sẹo
Trong cuộc sống, nếu bạn có lỡ làm ai khác tổn thương, cho dù bạn đã làm mọi cách để hàn gắn, cho dù vết thương đó đã lành, chỗ da đó cũng đã có sẹo, không bao giờ trở về bình thường được nữa.
Và khi một người đã bị tổn thương quá nhiều, họ sẽ trở nên lạnh lùng hơn, ít nói hơn và đặc biệt mất niềm tin vào người khác. Họ không dám trao yêu thương đi vì họ sợ sẽ nhận về sự phản bội, cuối cùng làm cho cuộc sống bị phong bế, mất đi hạnh phúc thực sự.
Bạn có đang làm tổn thương ai khác?
Có một hòa thượng trẻ luôn thờ ơ với những thứ tầm thường, trong cách đối nhân xử thế thường không câu nệ tiểu tiết, tự cảm thấy chúng chẳng có gì quan trọng cần phải để ý.
Một hôm, sư phụ hỏi đệ tử của mình: “Con có biết mưa rào và mưa phùn, loại mưa nào sẽ dễ làm ướt quần áo của chúng ta không?” Đệ tử nhanh nhảu trả lời: “Tất nhiên là mưa rào rồi ạ”.
Sư phụ giải thích: “Nhưng trong cuộc sống, mưa phùn mới dễ khiến quần áo chúng ta bị ướt chứ không phải mưa rào”.
Đệ tử thấy khó hiểu: “Mưa rào nặng hạt còn mưa phùn thì lất phất bay bay, làm sao mưa phùn có thể dễ làm quần áo ướt hơn được ạ?”
Sư phụ nói: “Bởi khi trời bất chợt đổ cơn mưa rào, mọi người sẽ nhanh chóng nhận ra và cảnh giác hơn. Người mang theo ô sẽ xòe ô để che mưa. Người không mang ô sẽ chạy đến dưới mái hiên trú mưa.
Nhưng nếu chỉ là cơn mưa phùn, mọi người sẽ khó phát hiện ra ngay hoặc là biết nhưng cảm thấy mưa cũng chẳng sao, cho rằng chút mưa nhỏ bay bay này không đủ làm ướt quần áo. Thế là chuyện ta ta cứ làm, đường ta ta cứ đi, đi trong trời mưa như thế rồi quần áo đã thấm ướt hết lúc nào chẳng hay.
Hòa thượng trẻ cuối cùng cũng hiểu ra và tự rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trong giao tiếp ứng xử, những lời nói, hành động, cử chỉ của chúng ta ví như một cái giơ tay, một cái nhấc chân hay một biểu cảm, một câu nói… đều giống như những hạt mưa phùn nhè nhẹ kia, trông thì rất nhỏ nhưng nếu không để ý, không cẩn thận đề phòng sẽ vô ý làm ướt “quần áo” người khác, gây tổn thương người khác, đồng thời cũng vì thế nhuốm ướt cả cuộc đời của mình, khiến cuộc đời mình chịu gian khó, thiệt thòi và tổn thất.
Và khi một người đã bị tổn thương quá nhiều, họ sẽ trở nên lạnh lùng hơn, ít nói hơn và đặc biệt mất niềm tin vào người khác. Họ không dám trao yêu thương đi vì họ sợ sẽ nhận về sự phản bội.
Họ không dám đặt niềm tin nên người khác vì sợ đó sẽ là sai lầm. Họ lặng im trầm mình vào thế giới cô đơn do họ tạo ra, đơn giản đó chỉ là vỏ bọc để khỏi phải tổn thương. Họ dần không quan tâm đến cảm xúc của chính mình cũng như của người khác.
Học cách kìm chế bản thân
Một cậu bé tính tình rất nóng nảy và cộc cằn. Một hôm, cha cậu đưa cho cậu một túi đinh và dặn rằng mỗi khi cậu nổi nóng hay nặng lời với ai, hãy đóng một cái đinh vào hàng rào gỗ phía sau vườn và suy nghĩ về việc mình đã làm.
Sau ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng mười bảy chiếc đinh vào hàng rào. Những ngày sau, khi cố gắng kiềm chế cơn giận của mình thì số đinh cậu đóng lên tường rào ngày một giảm. Và cậu nhận ra rằng việc giữ bình tĩnh có lúc dễ hơn là việc đóng những chiếc đinh.
Cho đến một ngày, khi không cần phải dùng đến chiếc đinh nào thì cậu bé tin là mình đã thay đổi và không còn nóng nảy như trước nữa. Cậu kể với cha về điều này và người cha đưa ra một đề nghị: “mỗi ngày con giữ được bình tĩnh, con hãy nhổ một chiếc đinh đã đóng trên hàng rào”.
Nhiều ngày trôi qua, cuối cùng, cậu bé vui mừng thông báo với cha rằng tất cả những chiếc đinh đều đã được nhổ. Người cha dẫn cậu đến hàng rào và nói: “Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng con hãy nhìn vào những cái lỗ trên hàng rào, hàng rào sẽ chẳng bao giờ còn nguyên vẹn như xưa nữa”.
Người cha tiếp tục nói: “Những điều con thốt ra trong lúc giận dữ sẽ để lại trong lòng người khác những vết thương, giống như những vết đinh này. Cho dù con có nói lời xin lỗi bao nhiêu lần thì vết thương vẫn còn đó. Vết thương tâm hồn rất khó hàn gắn và chỉ có thể lành được khi có tình thương yêu chân thành và thực sự”.
Đừng làm tổn thương người khác vì tổn thương rồi sẽ chẳng bao giờ bù đắp được. Trong tình bạn, chúng ta phải cẩn trọng lời nói nếu không dễ đánh mất tình bạn. Nếu đã là bạn đừng làm tổn thương đối phương cũng đừng đâm sau lưng người bạn gọi là thân thiết. Nếu không còn muốn thân thiết thì hãy dứt khoát dừng lại.
Trong cuộc sống, nếu bạn có lỡ làm ai khác tổn thương, cho dù bạn đã làm mọi cách để hàn gắn, cho dù vết thương đó đã lành, chỗ da đó cũng đã có sẹo, không bao giờ trở về bình thường được nữa. Chính vì vậy sau mỗi lần nóng nảy, chúng ta nên học cách kìm chế bản thân để tránh không phạm sai lầm nữa.
Cuộc đời này ngắn ngủi lắm, xin đừng làm tổn thương nhau bạn nhé!.
Nguồn: Dusheng
Huy Hiếu